| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP là quá trình kết nối cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa

Thứ Ba 27/05/2025 , 19:44 (GMT+7)

Xây dựng sản phẩm OCOP không chỉ mang tính chất phát triển kinh tế, mà còn là quá trình kết nối cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa, xây dựng NTM mới bền vững.

Ngày 26/5, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Tân Yên phối hợp tổ chức hội thảo "Thực trạng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Băc Giang".

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Phương Thảo.

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Phương Thảo.

Sau 6 năm triển khai, số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của Bắc Giang đều tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh có 419 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, phân bố ở 10/10 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia, 21 sản phẩm đạt 4 sao, 397 sản phẩm đạt 3 sao.

Các sản phẩm đều có minh chứng rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng, nhiều sản phẩm được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn quốc tế như ISO 22000, HACCP, VietGAP, GlobalGAP…

Sản phẩm OCOP đã trở thành động lực mới góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, đồng thời đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Huy - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bắc Giang khẳng định, Bắc Giang luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh đã chủ động ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhất là trong phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Các đại biểu tham luận đánh giá thực trạng, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến OCOP. Ảnh: Phương Thảo.

Các đại biểu tham luận đánh giá thực trạng, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến OCOP. Ảnh: Phương Thảo.

Tại hội thảo, một số ý kiến nhấn mạnh cần khoanh vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất gắn với phát triển thương hiệu đặc trưng của địa phương, nhất là các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế vùng miền.

Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị tăng cường công tác đào tạo nhân lực nông nghiệp, hỗ trợ phong trào khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt ở lực lượng trẻ, từ đó góp phần nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP. Vai trò của các cơ quan nhà nước cần được thể hiện rõ trong công tác triển khai, tập huấn, xúc tiến thương mại và truyền thông.

Xây dựng sản phẩm OCOP không chỉ mang tính chất phát triển kinh tế thuần túy, mà còn là quá trình kết nối cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện đại, hội nhập.

Xem thêm
Triển khai chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn

SƠN LA Thực tế đã có nhiều mô hình làng nghề kết hợp du lịch ở Sơn La phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân nông thôn.

Từ người nông dân đa nghề đến 'hạt nhân' nông thôn mới ở Mường Cơi

Sơn La Ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư kiêm Trưởng bản Nghĩa Hưng, là một trong những hạt nhân tiêu biểu về phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Mường Cơi.

Bình luận mới nhất