| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt điểm đến sinh thái giảm nhựa tại Đầm Chuồn

Thứ Tư 28/05/2025 , 12:39 (GMT+7)

HUẾ Các cơ sở du lịch dịch vụ tại khu vực Đầm Chuồn sẽ triển khai các thực hành giảm nhựa, lan tỏa tinh thần sống xanh, bảo vệ môi trường.

Ngày 28/5, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam năm 2025 (Dự án TVA) phối hợp cùng Sở Du lịch TP Huế và UBND xã Phú An (huyện Phú Vang) tổ chức Lễ ra mắt điểm đến sinh thái giảm nhựa tại Đầm Chuồn.

Ra mắt điểm đến sinh thái giảm nhựa tại Đầm Chuồn. Ảnh: Văn Dinh.

Ra mắt điểm đến sinh thái giảm nhựa tại Đầm Chuồn. Ảnh: Văn Dinh.

Đầm Chuồn nằm tại xã Phú An, là một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (đầm phá lớn nhất Đông Nam Á), điểm sinh thái du lịch cộng đồng nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước bao la, phong cảnh hữu tình như một bức tranh thủy mặc.

Với sự hỗ trợ của Dự án TVA và chính quyền địa phương, 6 cơ sở du lịch dịch vụ tại xã Phú An đã chính thức cam kết thực hành các giải pháp giảm nhựa trong hoạt động kinh doanh, bao gồm: homestay Hương Đầm Chuồn; các nhà hàng Đầm Chuồn Hương Quán, Đầm Chuồn An Phú, Chuồn Lagoon, Đầm Chuồn Hội Quán và Thủy Triều Quán.

Các cơ sở du lịch dịch vụ triển khai các thực hành giảm nhựa như: Chai nhựa dùng một lần được các nhà hàng, homestay thay thế bằng bình thủy tinh có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường; các cơ sở kinh doanh nhà hàng triển khai sử dụng hộp đựng thực phẩm inox bền chắc và góp phần giảm túi nilon và rác nhựa. Tại homestay, lọ sứ đựng dầu gội và sữa tắm được lắp đặt thay cho đồ nhựa dùng một lần trong hoạt động lưu trú.

Trong chương trình tour trải nghiệm tại Đầm Chuồn, các hoạt động du lịch sinh thái được lồng ghép với thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa. Ảnh: Văn Dinh.

Trong chương trình tour trải nghiệm tại Đầm Chuồn, các hoạt động du lịch sinh thái được lồng ghép với thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa. Ảnh: Văn Dinh.

Dự án đã thiết lập một điểm refill nước miễn phí được bố trí để phục vụ khách du lịch, giảm thiểu tối đa chai nước nhựa trong mỗi hành trình. Cùng với đó là hệ thống bảng hiệu truyền thông, thùng rác phân loại và những câu chuyện nhỏ về việc thực hành giảm nhựa, phân loại rác tại nguồn mà 6 chủ cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ đã và đang kể lại cho du khách, như một cách lan tỏa tinh thần sống xanh.

Bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Quản lý Dự án TVA cho rằng, Đầm Chuồn không chỉ là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp nên thơ và hệ sinh thái phong phú mà còn là nơi cư dân địa phương sống chan hòa, gắn bó sâu sắc với từng con nước, con cá, và từng nhịp đổi thay của đất trời.

“Chúng tôi tin rằng, khi cộng đồng sẵn sàng thay đổi thói quen và chung tay hành động giảm nhựa, du lịch sẽ không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà trở thành cầu nối nuôi dưỡng trách nhiệm với môi trường, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, cũng là con đường dài lâu để gìn giữ sự nguyên sơ, chân thật của vùng đất đầm phá cho các thế hệ mai sau”, bà Vân nói.

Đầm Chuồn là một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (đầm phá lớn nhất Đông Nam Á), phong cảnh hữu tình như một bức tranh thủy mặc. Ảnh: Văn Dinh.

Đầm Chuồn là một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (đầm phá lớn nhất Đông Nam Á), phong cảnh hữu tình như một bức tranh thủy mặc. Ảnh: Văn Dinh.

Ông Hoàng Phước Nhật - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Huế nhấn mạnh: "Hiện nay, ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần đang là vấn đề toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi hoan nghênh tinh thần chủ động của bà con, địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch tại Đầm Chuồn trong việc thay đổi vật liệu nhựa dùng một lần, phân loại rác tại nguồn, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường… Những hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn".

“Thông qua dự án TVA, Sở Du lịch cam kết hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng, homestay thân thiện môi trường tại Đầm Chuồn, tăng cường đào tạo kỹ năng phục vụ, lan tỏa thông điệp du lịch xanh, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước để nhân rộng mô hình này”, ông Nhật chia sẻ.

Dịp này, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã phối hợp với các đơn vị lữ hành tổ chức chương trình tour trải nghiệm tại Đầm Chuồn, lồng ghép các hoạt động du lịch sinh thái với thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa.

Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF-Na Uy tài trợ, thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và được tiếp nhận bởi UBND TP Huế. 

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Đề xuất vớt rác 1 lần/tuần tại các tuyến kênh thoát nước TP HCM

TP HCM Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất tổ chức vớt rác tối thiểu 1 lần/tuần trên toàn bộ 23 tuyến kênh thoát nước, với tổng chiều dài hơn 41 km.

Gian nan xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác thải Đông Vinh

Nghệ An Đã 14 năm trôi qua kể từ ngày bãi rác Đông Vinh chính thức đóng cửa, thế nhưng, công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.

Mưa dầm nhiều ngày, xâm nhập mặn ở Vĩnh Long, Trà Vinh giảm rõ rệt

ĐBSCL Mưa lớn liên tiếp trong tuần qua giúp giảm đáng kể tình trạng xâm nhập mặn tại Vĩnh Long và Trà Vinh so với cùng kỳ năm trước.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Giới thiệu Bộ nhận diện Ngày Môi trường thế giới (5/6/2025)

Bộ nhận diện góp phần chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức, định vị hình ảnh một chiến dịch môi trường quy mô quốc gia.

Bình luận mới nhất