| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Thứ Ba 19/03/2024 , 10:02 (GMT+7)

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mô hình sản xuất con giống gà bản Đầm Hà của HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà). Ảnh: Nguyễn Thành.

Mô hình sản xuất con giống gà bản Đầm Hà của HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà). Ảnh: Nguyễn Thành.

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá vào cuối năm 2023 của Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Ninh, xã Quảng Tân (huyện Đầm Hà) đạt toàn bộ các chỉ tiêu, tiêu chí theo yêu cầu, bao gồm, kết quả giám sát thường xuyên, liên tục trong 6 tháng trên toàn bộ 2 cơ sở sản xuất giống, 15 trang trại và các hộ chăn nuôi lẻ tại 7 thôn của xã.

Đồng thời, xem xét kết quả lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm do Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện và Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cùng thực hiện.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, từ năm 2012 đến nay, toàn xã Quảng Tân phát triển mạnh mô hình chăn nuôi gà bản Đầm Hà, nhưng không phát sinh ổ dịch nào. Đáng chú ý, qua kiểm tra cho thấy, công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng môi trường, xử lý chất thải, nước thải của các hộ chăn nuôi đều được thực hiện tốt.

Được biết, gà bản Đầm Hà là sản vật nổi tiếng nhất của huyện Đầm Hà. Trước đây, giống gà này chỉ được một số ít hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao của huyện nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, quy mô nhỏ lẻ.

HTX Tuyền Hiền (thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân) là đơn vị tiên phong trong việc phục tráng và đưa con giống gà bản Đầm Hà đến các hộ nông dân trên địa bàn xã. Từ đó, gà bản Đầm Hà đã trở thành sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX Tuyền Hiền, để đạt yêu cầu trở thành vùng chăn nuôi an toàn, các mô hình liên kết chăn nuôi gà bản Đầm Hà thương phẩm được thực hiện theo quy trình khép kín từ con giống sản xuất tại chỗ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, kiểm soát thức ăn trong chăn nuôi... đến tiêu thụ sản phẩm. 

Gà bản Đầm Hà có màu lông sặc sỡ, là sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gà bản Đầm Hà có màu lông sặc sỡ, là sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cụ thể, áp dụng nghiêm ngặt theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình phòng bệnh bằng vacxin, nhập con giống có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch theo quy định...

Các tác nhân gây bệnh từ con người cũng được lưu ý để có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người tự ý ra vào khu chăn nuôi không theo hướng dẫn phòng dịch. Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải sử dụng bảo hộ lao động, xe cơ giới chở hàng phải được đi qua hố vôi và sát trùng toàn thân xe.

"Hơn 10 năm nay, nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, các hộ chăn nuôi gà bản Đầm Hà tại xã Quảng Tân chưa để xảy ra dịch bệnh, gà phát triển khỏe mạnh, bà con vì thế cũng yên tâm sản xuất", ông Tuyền cho biết.

Việc xã Quảng Tân được cấp chứng nhận “Vùng an toàn dịch bệnh” và là cơ sở đầu tiên của tỉnh đạt được thành tích này mang lại những ý nghĩa quan trọng với ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Qua đó, góp phần khẳng định giá trị, mở rộng thêm tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tại đây. Hiện nay, nhiều hộ dân trong xã Quảng Tân cũng đã đầu tư chăn nuôi gà bản Đầm Hà theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật, mang lại thu nhập khoảng 200 triệu mỗi năm.

Đáng chú ý, đây sẽ là lợi thế để quảng bá thương hiệu nông sản sạch, an toàn, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất, đặc biệt là chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm gà bản Đầm Hà.

Sản phẩm gà bản Đầm Hà hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ tháng 6/2019, được công nhận đạt 4 sao OCOP và tôn vinh là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất