| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt chăn nuôi dê, tạo nguồn cung chất lượng phục vụ du lịch

Thứ Hai 18/12/2023 , 21:13 (GMT+7)

NINH BÌNH Để có sản phẩm thịt dê chất lượng phục vụ khách du lịch, các hộ nuôi phải quản lý chặt chẽ tất cả các khâu từ con giống, thức ăn, phòng, chống dịch bệnh…

Ninh Bình không chỉ được tạo hóa ban tặng cho nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn như Danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… mà còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như khu di tích, lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm… Đây là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh phát triển du lịch.

Chăn nuôi dê được xem là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa tạo nên nguyên liệu cho món ăn hấp dẫn, giữ chân khách du lịch khi đến với Ninh Bình. Ảnh: Trung Quân.

Chăn nuôi dê được xem là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa tạo nên nguyên liệu cho món ăn hấp dẫn, giữ chân khách du lịch khi đến với Ninh Bình. Ảnh: Trung Quân.

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến với Ninh Bình không ngừng tăng lên. Nắm bắt cơ hội này, người dân nơi đây đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường; tạo ra các sản phẩm đặc sản phục vụ du khách.

Trong đó, chăn nuôi dê được xem là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa tạo nên nguyên liệu cho món ăn hấp dẫn bậc nhất, giữ chân khách du lịch khi đến với Ninh Bình.

Tìm về xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), nơi có phần lớn diện tích Khu du lịch cố đô Hoa Lư nằm trên địa bàn.

Với lợi thế địa hình nhiều đồi núi, từ lâu đời, người dân đã gắn bó với nghề chăn nuôi dê thả đồi. Khi hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, phong trào chăn nuôi dê cũng trở nên sôi động hơn.

Ông Nguyễn Huy Phương, thôn Tràng An, xã Trường Yên (gia đình có 3 đời gắn bó với nghề nuôi dê) chia sẻ, trước đây khi hoạt động du lịch chưa được đẩy mạnh, người dân trong vùng chủ yếu chăn nuôi dê nhỏ lẻ (mỗi gia đình một vài con) và bán cho thương lái với giá cả bấp bênh.

Sau đó, ông cùng một số hộ đã chuyển hướng chăn nuôi dê lấy sữa nhưng nhu cầu của thị trường không cao nên dự định cũng đành dang dở.

Theo ông Nguyễn Huy Phương, thôn Tràng An, xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), chăn nuôi dê để phục vụ du lịch thì việc giữ uy tín, thương hiệu phải được đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Nguyễn Huy Phương, thôn Tràng An, xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), chăn nuôi dê để phục vụ du lịch thì việc giữ uy tín, thương hiệu phải được đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trung Quân.

Khi hoạt động du lịch sôi động, người dân quay trở lại chăn nuôi dê thịt với quy mô lớn hơn, phục vụ trực tiếp cho khách du lịch, nên việc tiêu thụ, giá bán dê và lợi nhuận của người dân luôn ổn định ở mức cao.

“Nuôi dê kết hợp du lịch giúp các hộ tạo được một vòng khép kín, thuận lợi quản lý chất lượng sản phẩm, tận thu được tất cả các phí dịch vụ từ dê, gia tăng thêm thu nhập”, ông Phương đánh giá.

Theo ông Phương, dê Tràng An nuôi thả đồi nên nguồn thức ăn hoàn toàn là lá cây tự nhiên. Những hôm mưa rét không chăn thả mới cho ăn bổ sung thêm ngô hạt, điều này giúp thịt dê luôn được đảm bảo về chất lượng, săn chắc, thơm ngon.

Thông thường, khách du lịch sẽ trực tiếp thăm đàn, chọn con dê mình mong muốn, chủ nuôi sẽ đưa về xẻ thịt. Những khách ở xa, thịt dê được đóng gói cẩn thận gửi đến tận nơi.

Với giá dê hơi luôn ổn định ở mức 200.000- 220.000 đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí người nuôi có thu nhập tương đối cao. Riêng gia đình ông, thời điểm đông khách trung bình xẻ thịt 4-5 con/ngày (ngày thường 1-2 con). Sau khi trừ hết các chi phí ông thu về khoảng 400-700 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, khách du lịch rất tinh tế, chỉ cần một lần thưởng thức thịt dê kém chất lượng sẽ không bao giờ quay trở lại. Do đó, các hộ nuôi dê phải luôn sát sao với đàn, quản lý chặt chẽ con giống (thường chọn con giống có yếu tố lai nhưng không lai tạo quá nhiều.

Con đực làm giống sau 7-8 năm phải thay), thức ăn, dịch bệnh, đảm bảo đàn dê sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dê đưa vào xẻ thịt phục vụ cho du khách phải đảm bảo thời gian nuôi ít nhất 7 tháng.

Hiện, không ít hộ kinh doanh đang nhập dê nuôi công nghiệp về dán mác dê Ninh Bình bán cho khách du lịch, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu mà nhiều thế hệ người dân đã dày công xây dựng. Ảnh: Trung Quân.

Hiện, không ít hộ kinh doanh đang nhập dê nuôi công nghiệp về dán mác dê Ninh Bình bán cho khách du lịch, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu mà nhiều thế hệ người dân đã dày công xây dựng. Ảnh: Trung Quân.

“Xác định chăn nuôi để phục vụ du lịch thì việc giữ uy tín, thương hiệu phải được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, thương hiệu dê Ninh Bình đang bị một số hộ kinh doanh chỉ quan tâm tới lợi nhuận đánh cắp khi nhập dê nuôi công nghiệp ở khắp nơi về dán mác dê núi Ninh Bình bán cho khách du lịch.

Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu dê đặc sản mà nhiều thế hệ người dân đã dày công xây dựng. Nguy hại hơn, làm giảm niềm tin và sức hấp đối với khách du lịch khi đến Ninh Bình”, ông Phương trăn trở.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.