| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng giống lúa nếp quý như 'báu vật' của người Thái

Thứ Hai 04/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Sau khi được phục tráng, hai giống lúa bản địa nếp Tan Pỏm và Khẩu Lương Phửng sản xuất vụ mùa 2024 đạt năng suất từ 52-56 tạ/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.

Nếp Tan Pỏm, Khẩu Lương Phửng, Khẩu Ký, Séng Cù… là những giống lúa đặc sản nổi tiếng thơm ngon của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, cùng với sự du nhập của các giống lúa mới vào sản xuất trong nhiều năm, các giống lúa đặc sản của địa phương nói trên không còn giữ được đặc tính di truyền ban đầu và có nguy cơ thoái hóa cao.

Phục tráng giống lúa bản địa, năng suất đạt trên 50 tạ/ha

Từ năm 2022, các chuyên gia của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã xây dựng dự án, hỗ trợ địa phương phục tráng và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm 2 giống lúa Khẩu Lương Phửng ở huyện Phong Thổ và nếp Tan Pỏm ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu .  

Mô hình trình diễn giống lúa khẩu lương phửng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Hùng Khang.

Mô hình trình diễn giống lúa khẩu lương phửng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Hùng Khang.

Sau khi triển khai nghiên cứu và gieo trồng thực tế, hai giống lúa nếp Tan Pỏm và Khẩu Lương Phửng sản xuất trong vụ mùa năm 2024 đạt năng suất 52 - 56 tạ/ha, cao hơn từ 1 - 6 tạ/ha so với trước đây. Ngoài ra, chất lượng gạo cũng vượt trội hơn, lợi nhuận từ mô hình đem lại đạt hơn 50 triệu đồng/ha.

Theo ông Đỗ Ngọc Tú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Than Uyên, hiện nay, trên địa bàn xã Tà Hừa, huyện Than Uyên có khoảng 46ha trồng giống lúa nếp Tan Pỏm, năng suất trung bình theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn và thống kê huyện đang đạt 55 tạ/ha (tăng 5 tạ/ha so với những năm 2022 trở về trước).

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (dẫn đầu) cùng đoàn công tác đi kiểm tra tại xã Tà Hừa, huyện Than Uyên. Ảnh: Hùng Khang.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (dẫn đầu) cùng đoàn công tác đi kiểm tra tại xã Tà Hừa, huyện Than Uyên. Ảnh: Hùng Khang.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, trên địa bàn xã có 150ha gieo trồng giống lúa Khẩu Lương Phửng. Qua đánh giá, năng suất trong 3 năm gần đây, khi bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, năng suất giống lúa Khẩu Lương Phửng vụ mùa 2023 đạt 53 tạ/ha, cao hơn so với những năm trước (khi chưa áp dụng khoa học kĩ thuật, năng suất đạt 46 tạ/ha).

Chia sẻ về quá trình phục tráng hai giống lúa bản địa, ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông cho biết, giống nếp Tan Pỏm và Khẩu Lương Phửng một năm chỉ gieo cấy được một vụ. Đây là giống phản ứng ánh sáng, ngắn ngày. Chính vì vậy, quá trình phục tráng giống cần 3 năm. Đến năm 2024, chúng tôi phục tráng được vòng đời 2 để thành giống siêu nguyên chủng cung cấp cho địa phương và bà con sản xuất”.

Tiềm năng trở thành sản phẩm mũi nhọn của Lai Châu

Theo anh Tòng Văn Hom (xã Tà Hừa, huyện Than Uyên), nếp Tan Pỏm là giống lúa đặc sản, "báu vật" của đồng bào người Thái từ bao đời nay. Cứ 10kg lúa non sản xuất được 3kg cốm, bán với giá 100.000 đồng/kg. 

Bà con dân tộc Thái sao cốm làm từ giống lúa nếp Tan Pỏm. Ảnh: Hùng Khang.

Bà con dân tộc Thái sao cốm làm từ giống lúa nếp Tan Pỏm. Ảnh: Hùng Khang.

Bà Trần Thị Liên, Giám đốc sản xuất của Công ty CP Tập đoàn Cốm Việt Nam cho biết, nếp Tan Pỏm là giống lúa rất đặc trưng, có hương thơm quyến rũ, vị thanh, cốm làm từ giống lúa này có màu xanh như ngọc.

“Trong thời gian tới, Công ty Cốm Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy sản xuất cốm trên địa bàn huyện Than Uyên để tạo ra sản phẩm cốm đạt chất lượng tốt nhất”, bà Liên cho biết thêm. 

Từ hiệu quả mô hình mang lại, đại diện Phòng NN-PTNT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thống nhất chủ trương nhân rộng mô hình trong các mùa vụ tới. Cụ thể, dự kiến sẽ nhân rộng vùng nguyên liệu nếp Tan Pỏm từ 60ha lên 300ha.

Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên nhận định, Nếp Tan Pỏm và Khẩu Lương Phửng là hai giống lúa đặc sản của địa phương. Trong thời gian tới UBND huyện sẽ phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch nhãn hiệu cho hai giống lúa, từ đó tìm kiếm thị trường đưa sản phẩm trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong tỉnh.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất