| Hotline: 0983.970.780

Phát huy hiệu quả mô hình sinh kế từ công trình Cái Lớn – Cái Bé

Thứ Năm 21/10/2021 , 09:04 (GMT+7)

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được đưa vào sử dụng, nông dân trong vùng hưởng lợi đang phát triển các mô hình sinh kế để khai thác hiệu quả công trình.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành đã tạo vùng hưởng lợi liên tỉnh rộng lớn hàng trăm ngàn ha, với điều kiện nguồn nước được kiểm soát tốt hơn. Vì vậy, các hộ dân trong vùng cần chuyển đổi phương thức sản xuất thích hợp, để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Là địa phương xây dựng công trình, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức thành lập và củng cố các hợp tác xã mô hình sinh kế, hướng tới sự phát triển bền vững nhờ phát huy hiệu quả từ siêu công trình này.

Nông dân huyện An Biên tham gia hội thảo tập huấn về mô hình sinh kế sản xuất tôm – lúa quản lý cộng đồng, nhằm phát huy hiệu quả từ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân huyện An Biên tham gia hội thảo tập huấn về mô hình sinh kế sản xuất tôm – lúa quản lý cộng đồng, nhằm phát huy hiệu quả từ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Tại huyện An Biên, đã triển khai mô hình sinh kế trong sản xuất tôm – lúa trên địa bàn xã Tây Yên A và Đông Yên. Theo đó, năm 2021, nông dân xã Tây Yên A đã thực hiện mô hình này với diện tích 80 ha. Đến nay, các hộ tham gia đã thu hoạch dứt điểm vụ tôm, năng suất bình quân 450 kg/ha, tổng sản lượng 36 tấn, chuyển qua sản xuất vụ lúa trong mùa mưa. Mô hình sản xuất cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn VietGAP triển khai ở xã Đông Yên, với diện tích 100 ha. Mô hình sản xuất lúa trên nền đất tôm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, triển khai ở xã Tây Yên A, với diện tích 40 ha.

Ngoài ra, huyện An Biên còn thực hiện mô hình sản xuất tôm sú giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học. Đến nay, đã triển khai thực hiện 3 cánh đồng lớn trên tôm với tổng diện tích 270 ha, thuộc địa bàn các xã Tây Yên A, Nam Yên, Đông Thái. Đến nay, tôm đã thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân đạt 410 – 455 kg/ha, tổng sản lượng hơn 114 tấn.

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), nông dân An Biên đã phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi sò huyết dưới tán rừng thực hiện ở xã Nam Thái A với quy mô 3 ha. Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển thực hiện ở xã Nam Thái và Nam Yên, với quy mô 3 ha/điểm. Mô hình nuôi tôm sú – lúa quản lý cộng đồng, thực hiện tại xã Tây Yên A với quy mô 25 ha. Ngành chuyên môn đã tổ chức tập huấn được 15 cuộc cho các hộ nông dân tham gia thực hiện các mô hình này, với 450 lượt người tham dự.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.