| Hotline: 0983.970.780

Ô nhiễm nước mặt đe dọa vùng nuôi cá lóc trọng điểm

Thứ Bảy 19/07/2025 , 13:30 (GMT+7)

VĨNH LONG Giá cá lóc dù tăng cao nhưng người nuôi vẫn đối mặt nguy cơ mất trắng do dịch bệnh, từ nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Quay cuồng với dịch bệnh

Từ đầu năm đến nay, giá cá lóc ở Vĩnh Long giữ mức cao, trên 35.000 đồng/kg, vượt giá thành sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi vẫn thấp thỏm vì dịch bệnh có thể bùng phát, dẫn đến nguy cơ thiệt hại, thậm chí mất trắng bất cứ lúc nào.

Nông dân kiểm tra ao nuôi mỗi ngày để sớm phát hiện dấu hiệu cá bị bệnh. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân kiểm tra ao nuôi mỗi ngày để sớm phát hiện dấu hiệu cá bị bệnh. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Trần Văn Tuấn, người nuôi cá lóc nhiều năm ở xã Lục Sỹ Thành, cho hay: “Tôi vừa thu hoạch 7 ao, tổng sản lượng trên 100 tấn, giá bán đạt 41.000 đồng/kg. Có lãi nhưng chi phí phòng bệnh ngày càng cao, lên 100 triệu đồng cho thuốc phòng bệnh trong một vụ. Nếu trước đây tiền thuốc chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi phí, nay đã tăng gấp đôi”.

Theo ông, tình trạng bệnh trên cá lóc hiện rất phức tạp, như bệnh lở loét, xuất huyết bao tử khiến cá phun máu. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, dịch lan rộng và gây mất trắng cả ao. Vụ trước, vì bận công việc, ông giao nhân công chăm sóc nên phát hiện muộn, thiệt hại khoảng 10 tấn cá, tương đương khoảng 400 triệu đồng.

Để hạn chế bệnh, ông Tuấn thay nước thường xuyên và theo dõi cá trong lúc cho ăn. Những ao có cá bơi yếu hoặc vạt vào bờ sẽ bị ngưng cho ăn 2–3 ngày, sau đó dùng thuốc điều trị từ từ để giúp cá hồi phục.

Chung nỗi lo với ông Tuấn, ông Trần Thanh Hải (ngụ cùng xã), cho biết, với 7 ao nuôi cá lóc mỗi ngày ông phải chi từ 30 - 50 triệu đồng cho thức ăn, tùy theo giai đoạn sinh trưởng. Không đêm nào ông ngủ yên, vì đổ tiền tỷ vào ao nhưng nguy cơ mất trắng luôn thường trực.

“Hễ thấy cá có dấu hiệu lạ là tôi phải túc trực cả ngày lẫn đêm để xử lý, chậm là thiệt hại ngay. Vậy mà năm nào cũng hao ít nhất 20% sản lượng, chưa năm nào trọn vẹn. Có năm cá chết nhiều quá, tôi phải vớt lên chôn để tránh lây lan sang ao nhà kế bên”, ông Hải chia sẻ.

Ông khẳng định, nguyên nhân chính khiến cá chết không chỉ do kỹ thuật hay con giống, mà là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Cá bệnh vì nước bẩn

Trong kết quả quan trắc nước mặt được thực hiện tại 63 vị trí trong toàn tỉnh của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho thấy: chất lượng nước mặt tại các tuyến sông, rạch chính như Long Hồ, Cổ Chiên, sông Tiền, sông Trà Ôn... đang ở mức đáng báo động.

Các chỉ số E.Coli, sắt và amoni đều vượt ngưỡng cho phép từ 1,65 đến gần 5,7 lần so với QCVN 08:2023/BTNMT. Đáng lo ngại, đây lại là nguồn cấp nước chính cho các ao nuôi thủy sản trong vùng.

Theo các chuyên gia thú y, nồng độ E.Coli cao cho thấy tình trạng ô nhiễm từ phân người và động vật, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, gây lở loét và hoại tử vây, mang cá.

Sắt vượt ngưỡng khiến nước có màu vàng nâu, gây tắc mang, giảm khả năng hô hấp, khiến cá stress, bỏ ăn và giảm sức đề kháng, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, amoni phát sinh từ phân cá, thức ăn dư thừa và nước thải sinh hoạt tồn tại ở nồng độ cao gây tổn thương mang, viêm da, làm giảm tăng trưởng và gây chết cá. 

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Trần Văn Huyện (xã Trà Cú), người có hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cá lóc, chia sẻ: “Trước đây chỉ khi giao mùa cá mới yếu. Giờ thì quanh năm lo chống dịch. Nước sông ngày càng đục, hôi. Dùng thuốc xử lý mà không ăn thua”.

Ông Huyện cho biết, nhiều hộ dân phải liên tục dùng thuốc thú y thủy sản, men vi sinh, kháng sinh… Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng liều, đúng bệnh thì cá dễ bị nhờn thuốc, chi phí tăng mà hiệu quả không bao nhiêu.

Ông Huỳnh Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Lục Sỹ Thành khuyến cáo, người nuôi nên thả cá với mật độ vừa phải để giảm ô nhiễm, đồng thời đầu tư ao lắng, chia nhỏ thời vụ để hạn chế rủi ro. 

Bà con cần giám sát chặt chẽ nguồn nước, đặc biệt vào mùa nắng nóng và thời điểm giao mùa. Việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao, tránh cho cá ăn dư thừa và hạn chế lấy nước trực tiếp từ sông rạch ô nhiễm khi chưa qua xử lý.

Bổ sung men tiêu hóa và vitamin C vào khẩu phần ăn giúp tăng sức đề kháng cho cá. Trong điều kiện thời tiết cực đoan, thay nước từng phần và theo dõi biểu hiện cá như nổi đầu, bỏ ăn để xử lý sớm.

Theo ông, ngành thú y địa phương cũng thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp bà con nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý dịch bệnh.

Vĩnh Long là vùng nuôi cá lóc trọng điểm ở ĐBSCL, tập trung gần 450 ha tại xã Trà Cú với hơn 1.200 hộ và sản lượng 40.000–46.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, giá giảm và dịch bệnh khiến số hộ nuôi giảm nhiều trong những năm gần đây.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Dừa Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá xuất khẩu

Mặt hàng dừa tươi vươn lên top 3 trái cây xuất khẩu nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức về vùng trồng, giống, thương hiệu và logistics.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam: Nâng tầm sản phẩm thủy sản

Lần đầu tiên sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam giúp doanh nghiệp chủ động nguyên liệu, giảm phụ thuộc nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thủy sản.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất