| Hotline: 0983.970.780

Nuôi le le sinh sản

Thứ Sáu 07/11/2014 , 10:10 (GMT+7)

Một trong những người nuôi le le sinh sản thành công là anh Sa Lê ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang). 

Anh cho biết, nuôi le le thương phẩm không khó, chỉ cần nuôi trong chuồng rộng và cho ăn đầy đủ. Còn nuôi le le sinh sản thì không dễ. Anh dành ra nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của loài chim này, mới khám phá được đặc tính hoang dã của chúng và bước đầu cho sinh sản thành công.

Chuồng nuôi le le của anh Sa Lê ở giữa hồ nước, xung quanh trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục bình, năng, lát để tạo môi trường hoang dã cho chim trú ẩn và đẻ trứng. Để tránh chuột, mèo phá hoại, anh đã bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới dầy và chắc chắn. 

Ở môi trường tự nhiên, le le thường đẻ vào mùa mưa, khoảng tháng 7 - 8, mỗi con đẻ từ 10 - 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn trên khắp các cánh đồng. Muốn bắt chúng, người đi đồng phải tìm cách bao vây hoặc dùng lưới. Đôi khi họ hốt được trứng le le đem về cho gà tre ấp, vẫn nở bình thường.

Theo anh Sa Lê, le le con bắt ngoài tự nhiên rất dễ nuôi và mau lớn như gà vịt. Trong môi trường bán hoang dã, chúng sống rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao giờ bị dịch bệnh. Thức ăn của chúng là lúa, rong rêu và lục bình. Muốn cho le le đẻ và ấp trứng, phải có không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch...

14-04-48_nh-2-nh-s-le-l-nguoi-thnh-cong-cho-le-le-de
Anh Sa Lê thuần hóa le le thành công

Khi le le trưởng thành, chọn ra từng con trống, mái để nhốt riêng. Le le tự làm tổ nhưng tốt nhất là dùng rơm rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho chúng sinh sản. Không được sờ tay vào trứng hoặc dời tổ vì khi chúng phát hiện có hơi người là bỏ tổ. Le le ấp trứng cũng như gà vịt. Sau khi nở, le le con được bố mẹ chăm chút và dẫn đi ăn.

Với diện tích chuồng trại khoảng 300 m2, mỗi năm anh Sa Lê thả nuôi trên 500 con le le, sau khi trừ chi phí còn lời trên 150 triệu đồng. Le le đẻ và ấp nở càng nhiều thì lợi nhuận càng cao, vì không phải tốn chi phí mua con giống.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.