| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà lấy trứng, mở mắt ra là lượm tiền

Chủ Nhật 12/03/2023 , 18:03 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Với 2.100 con gà nuôi lấy trứng, mỗi ngày thu khoảng 2.000 quả trứng, giá bán bình quân 2.000 đồng/quả, sau khi trừ chi phí chủ nuôi thu lãi trên 1,5 triệu đồng.

Trang trại nuôi gà lấy trứng của anh Lê Thiệu (47 tuổi) ở thôn Phước Bình, xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định) được ngành chức năng địa phương đánh giá là mô hình chăn nuôi mới, có quy mô lớn nhất hiện nay.

Trên diện tích gần 300m2 chuồng nuôi, anh Thiệu thả nuôi 2.100 con gà lấy trứng, lũ gà được sống trong điều kiện không thể tốt hơn với các hệ thống chiếu sáng, thông gió, cung cấp thức ăn, bệ đẻ trứng, thoát nước… Sau 3 tháng từ khi thả giống, đến nay tỷ lệ gà cho trứng đạt trên 90%.

Gà trong trang trại của anh Lê Thiện được sống trong điều kiện tốt. Ảnh: Đình Thung.

Gà trong trang trại của anh Lê Thiện được sống trong điều kiện tốt. Ảnh: Đình Thung.

Anh Lê Thiệu cho biết: “Kinh phí đầu tư chuồng trại với đầy đủ các hệ thống nói trên và tiền mua 2.100 con giống tôi tiêu tốn gần 800 triệu đồng. Đầu tháng 11/2022 tôi thả giống gà hậu bị 15 tuần tuổi, đến nay, mỗi ngày tôi thu hoạch trên dưới 2.000 quả trứng. Với giá bán bình quân hiện nay 2.000 đồng/quả, sau khi trừ tất tần tật các khoản chi phí, mỗi ngày tôi thu lãi ròng trên 1,5 triệu đồng.

Trong thời gian đến, tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm khu chuồng trại khoảng 300m2. Đồng thời, tôi sẽ liên kết với một số hộ dân tại địa phương có điều kiện chăn nuôi để mở them nhiều trang trại nuôi gà láy trứng, nhằm tạo nguồn trứng ổn định cung cấp cho thị trường”. 

Cũng theo anh Thiệu, do chuồng trại được đầu tư bài bản, nên chủ nuôi không mất nhiều thời gian trong việc cho gà ăn, chăm sóc gà. Mỗi ngày, anh Thiệu chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để cho gà ăn, dọn vệ sinh chuồng trại và thu trứng.

Để trứng có chất lượng, thức ăn chủ yếu là bắp trộn với cám tổng hợp. Theo đánh giá của một số thương lái, chất lượng trứng của trang trại anh Thiệu tốt hơn so với các nơi khác, nên người tiêu dùng rất ưa chuộng, đầu ra luôn ổn định. 

Anh Lê Thiệu kiểm tra và thu hoạch trứng. Ảnh: Kim Sơ.

Anh Lê Thiệu kiểm tra và thu hoạch trứng. Ảnh: Kim Sơ.

Anh Thiệu chia sẻ: “Nuôi gà lấy trứng cũng kỹ thuật cũng như nuôi gà thịt, đặc biệt là vacxin phòng bệnh phải được tiêm đầy đủ. Trong quá trình nuôi, chúng cần thường xuyên được bổ sung vitamin C và thỉnh thoảng cho cho gà uống thuốc giải độc gan. Ngày nào tôi cũng phải kiểm tra chuồng nuôi để theo dõi sức khỏe của chúng, nếu phát hiện có con nào khò khè, yếu là bắt riêng ra để điều trị”.

Theo ông Võ Duy Tín, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong những năm qua, ngành chăn nuôi của địa phương này phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi heo và gà thịt. Ngoài đàn heo lớn nhất tỉnh Bình Định với trên dưới 300.000 con, hiện Hoài Ân đang phát triển mạnh đàn gà thịt với tổng đàn gà trên 600.000 con.

Tuy nhiên, trên địa bàn chưa có mô hình nuôi gà lấy trứng, mô hình nuôi gà lấy trứng của anh Lê Thiện bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi của vùng đất trung du này.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Hữu Khúc (người đứng đầu tiên bìa trái) đến thăm trang trại chăn nuôi gà lấy trứng của anh Lê Thiệu. Ảnh: Đình Thung.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Hữu Khúc (người đứng đầu tiên bìa trái) đến thăm trang trại chăn nuôi gà lấy trứng của anh Lê Thiệu. Ảnh: Đình Thung.

“Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện Hoài Ân sẽ tiếp tục đồng hành cùng người chăn nuôi trên địa bàn, bên cạnh việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân còn xây dựng kế hoạch xin nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình gắn với việc liên kết để có đầu ra ổn định”, anh Võ Duy Tín cho biết.

“Huyện Hoài Ân rất có lợi thế về phát triển chăn nuôi gà; thời gian qua, huyện đã tập trung hỗ trợ nhiều mô hình và khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gà thả đồi lấy thịt. Trong thời gian đến, huyện sẽ mở rộng hướng chăn nuôi, khuyến khích hộ dân thực hiện chăn nuôi gà lấy trứng. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát số lượng và sản lượng để thực hiện các bước đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP nhằm truy xuất nguồn gốc, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi”, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân chia sẻ.

Xem thêm
Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Đánh giá diễn biến sinh trưởng lúa xuân 2025 của Nghệ An

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã kiểm tra trực tiếp tại Nghệ An nhằm đánh giá tổng quan vụ xuân năm nay, bao gồm 2.500 ha lúa không đạt kỳ vọng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.