| Hotline: 0983.970.780

Cải tạo vuông tôm thành ao nuôi cá bông lau

Thứ Năm 15/05/2025 , 17:10 (GMT+7)

Gần đây, nhiều nông dân tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã chuyển đổi mô hình nuôi tôm sang cá bông lau, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vào khoảng tháng 9-10 hằng năm, tại vùng sông Cửa Đại (huyện Bình Đại) xuất hiện nhiều cá bông lau con. Nhằm khai thác nguồn lợi này, ngư dân địa phương đã thành lập tổ đánh bắt để thu gom cá con và đưa về ương dưỡng thành cá giống phục vụ nhu cầu nuôi cá thương phẩm.

Cá bông lau giống. Ảnh: Minh Đảm.

Cá bông lau giống. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, con giống kích thước 3-4 cm giá 8.000 đồng/con. Đối với cá đã qua giai đoạn thuần dưỡng và tập ăn (khoảng 3-4 tháng), giá dao động 17.000-30.000 đồng/con.

Bà con thả nuôi cá bông lau với mật độ trung bình 10 con/m2. Sau khoảng 16 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1,5-2,5 kg/con là có thể xuất bán. Nếu thời gian nuôi kéo dài 20-21 tháng, trọng lượng cá đạt 3-4 kg/con. Tuy nhiên, những người nuôi giỏi có thể rút ngắn thời gian từ 2-3 tháng so với những hộ có ít kinh nghiệm.

Theo đánh giá của các hộ nuôi, cá bông lau có sức đề kháng tốt, ít bệnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước tại địa phương. Đặc biệt, mô hình nuôi bán tự nhiên không chỉ giúp cá phát triển khỏe mạnh mà còn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ trên thị trường. Đây là hướng đi tiềm năng giúp nông dân chuyển đổi hiệu quả từ các mô hình nuôi truyền thống.

Ông Lê Hồng Vũ (ấp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại) đang có khoảng 10.000m2 mặt nước nuôi cá bông lau với mật độ 8.000-9.000 con/ao (mỗi ao diện tích 1.400-1.600m2). Ông cho biết, nên nuôi cá ở mật độ thưa vừa phải để dễ kiểm soát môi trường nước. Trong quá trình nuôi, nên bổ sung vitamin cho cá tăng cường sức đề kháng. Thời điểm này, trọng lượng cá trong ao của ông Vũ đạt khoảng 1,9 kg/con. Ông cho hay, sẽ tiếp tục nuôi đến tháng 8-9 (khoảng 21 tháng) để trọng lượng cá đạt 4-5 kg/con.

Ông Lê Hữu Đức, có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá bông lau ở ấp 6, xã Bình Thắng, cho biết, thường nuôi cá về size 3-4 kg/con chỉ sau khoảng 16-18 tháng nuôi, ít hơn nông dân khác từ 3-4 tháng. Nói về hiệu quả kinh tế, ông khẳng định, lợi nhuận nuôi cá bông lau không hề kém so với nuôi tôm công nghiệp.

“Với giá 100.000 đồng/kg, nếu nuôi 10.000 con, chi phí đến ngày thu hoạch khoảng 1 tỷ đồng và lợi nhuận cũng đạt khoảng 1 tỷ đồng, nhưng rủi ro trong việc nuôi cá ở mức thấp. Nếu giá ở mức dưới 80.000 đồng/kg, người nuôi vẫn đạt lợi nhuận 30-40%. Nếu giá 170.000 đồng/kg, lợi nhuận sẽ tăng lên 60%”, ông Đức cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thắng, thăm mô hình nuôi cá bông lau bán tự nhiên tại hộ ông Lê Hồng Vũ. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thắng, thăm mô hình nuôi cá bông lau bán tự nhiên tại hộ ông Lê Hồng Vũ. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thắng, cho biết, địa phương đã thành lập tổ hợp tác nuôi cá bông lau để hỗ trợ nông dân trong việc tìm kiếm cá giống, thức ăn đầu vào, cá đầu ra cũng như các chương trình hỗ trợ phát triển mô hình.

Tổ hợp tác hiện có 10 thành viên với tổng diện tích khoảng 12ha và sản lượng đạt từ 300-500 tấn. Tổ đang có chương trình bao tiêu sản phẩm, trong đó giá cá giống và thức ăn sẽ được giảm so với thị trường, giá cá đầu ra đảm bảo tối thiểu là 50.000 đồng/kg.

Để phát triển mô hình này, Hội Nông dân huyện Bình Đại đã phê duyệt đề án hỗ trợ với số tiền là 300 triệu đồng dành cho tổ hợp tác nuôi cá. Đồng thời, Hội cũng đã đề xuất Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường cho nông dân nuôi cá vay vốn. Hiện nay, đã có 3 hộ được vay vốn với số tiền 80 triệu đồng/hộ.

Thời gian tới, Hội Nông dân xã Bình Thắng sẽ tiếp tục đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ các hội viên tại các ấp vay vốn phát triển nghề nuôi cá bông lau.

Xem thêm
Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm

HẢI PHÒNG Nhận thấy mô hình chăn nuôi thuần tuý hiệu quả không cao, một hộ dân tại Vĩnh Bảo đã chuyển sang nuôi thỏ tuần hoàn và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất

ĐẮK NÔNG Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh Lâm kiên trì học hỏi và áp dụng hiệu quả phương pháp canh tác hữu cơ cho vườn sầu riêng 15ha.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.