| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch khép kín, thu nhập ổn định

Thứ Ba 08/09/2020 , 07:25 (GMT+7)

Anh Lương Chí Thanh ở Bản Là 3, xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, Lào Cai thành công với mô hình nuôi ếch và nhân giống ếch cho thu lãi 120 - 150 triệu đồng/năm.

Anh Thanh chia sẻ, từ năm 2011 anh chuyển từ nuôi cá sang nuôi ếch. Ban đầu anh mua giống ếch Thái ở miền xuôi về nuôi nhưng không thành công. Do chưa có kinh nghiệm nuôi, một phần chưa hiểu hết đặc tính của ếch, môi trường sống, dịch bệnh... nên ếch bị chết nhiều.

Không nản trước những khó khăn anh đã tự nghiên cứu ghép ếch mẹ (ếch Thái) với ếch bố (giống ếch đồng địa phương). May mắn là những con giống được lai tạo giữa hai loại ếch này phát triển tốt. Anh đã kiên trì nhiều ngày đi tới các trang trại khác lấy thêm con ếch đực về thả chung để cho ếch cái sinh sản.

Ưu điểm của loại ếch lai là có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của miền núi và nuôi được đến tháng 10, tháng 11, lâu hơn so với ếch Thái khoảng từ 2 - 3 tháng. Thời gian nuôi từ ếch giống đến ếch trưởng thành cũng khá nhanh, chỉ mất gần 3 tháng là gia đình anh có thể xuất một lứa ra ngoài thị trường. Trọng lượng của mỗi con ếch trưởng thành từ 3 - 4 lạng, khi chế biến món ăn thì thịt chắc, dai, thơm ngon và ngọt, không bị bở.

Hiện tại trang trại của anh là nguồn cung cấp ếch chủ yếu cho các nhà hàng trên địa bàn huyện Bảo Yên, Lào Cai.Để mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình, anh nhờ bạn bè ở các huyện khác chào hàng giúp mình. Chỉ hơn một năm, anh đã mở rộng thị trường ra các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai và tới đây là các tỉnh lân cận và miền xuôi.

Hiện tại, mỗi tháng gia đình anh xuất đi khoảng từ 5 - 7 tạ ếch thịt và duy trì từ 2 - 3 vạn ếch giống, giá bán ếch thịt 65.000 đồng/kg, ếch giống 1.500 đồng/con.

Hiện tại, mỗi tháng gia đình anh xuất đi khoảng từ 5 - 7 tạ ếch thịt và duy trì từ 2 - 3 vạn ếch giống, giá bán ếch thịt 65.000 đồng/kg, ếch giống 1.500 đồng/con.

Trong quá trình bán sản phẩm ếch thịt, anh cũng mày mò, học hỏi mọi người để làm ra sản phẩm ếch sấy. Loại ếch thương phẩm được anh ướp các gia vị truyền thống của Tây Bắc sau đó đưa vào sấy trong lò không khói, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như vẫn giữ được độ ngon, dai của thịt ếch và mùi thơm hấp dẫn của sản phẩm.

Khi đưa ra thị trường được người dùng đánh giá cao về sản phẩm ếch sấy của gia đình anh. Do vậy có nhiều thời điểm, ếch sấy cháy hàng, nhiều khách đặt phải chờ hàng tháng mới có hàng cung cấp.

Song song với bán ếch thương phẩm và ếch sấy, gia đình anh còn nuôi ếch sinh sản. Theo kinh nghiệm của anh Thanh, nuôi ếch sinh sản việc đầu tiên phải chọn ếch bố, mẹ khỏe làm giống, con đực hàng năm phải thay thế tránh đồng huyết... Mùa ếch sinh sản từ tháng 3 đến đầu tháng 7, chọn các cặp ếch bố mẹ nhốt riêng.

Muốn ếch đẻ phải tạo mưa nhân tạo bằng phun nước từ 2- 3 lần trong ngày; mỗi lần như vậy 20 phút. Khi ếch đẻ xong, phải bắt con bố mẹ ra để khỏi dẫm vào trứng, từ khi trứng đẻ, sau 24 tiếng sẽ nở thành con. Nhờ kỳ công từ khâu chọn giống, đến chăm sóc kỹ ngay khi ếch vừa nở, nên ếch giống của anh luôn khỏe mạnh.

Mỗi năm anh bán từ 10 - 12 vạn con giống cho người dân trong xã và các xã lân cận nuôi ếch lấy thịt. Nhờ quyết tâm bám trụ với nghề nuôi ếch thương phẩm, ếch giống và ếch sấy mỗi năm gia đình anh Thanh thu lãi từ 120 - 150 triệu đồng.

Không chỉ thành công trong việc nuôi ếch được thị trường đón nhận, anh Thanh còn thành lập nhóm sở thích nuôi ếch tại địa phương, từ đó tạo thành chuỗi liên kết vừa đảm bảo nguồn cung ra thị trường và tạo thêm việc làm cho người dân trong xã.

Tham gia tổ nhóm sở thích này các hộ chăn nuôi đều được anh Thanh hướng dẫn kinh nhiệm, kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh và bảo hành con giống. Hiện tại anh đang sở hữu 3 điểm cung cấp con giống cho toàn huyện Bảo Yên và một số huyện lân cận.

Theo anh Thanh, việc nuôi ếch khép kín từ cung cấp ếch giống, ếch thương phẩm, ếch sấy... cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với cây trồng, vật nuôi khác. Vì vậy nhiều hộ tham gia chuỗi liên kết nuôi ếch của anh. Để sản phẩm có hướng phát triển lâu dài, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã giúp đỡ anh trong quá trình làm thủ tục hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu và làm chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm ếch.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.