| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Thứ Tư 18/11/2015 , 07:12 (GMT+7)

Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT được nuôi cấy phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.

Sau 6 tháng nghiên cứu và thử nghiệm, Th.S Nguyễn Đặng Huỳnh, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Cao đẳng nghề Phú Yên và các cộng sự đã SX thành công đông trùng hạ thảo (ĐTHT) và đang tiến hành nuôi đại trà.

ĐTHT là một loại nấm sống ký sinh trên côn trùng, trên các vùng núi cao 3.000 - 4.000m so với mực nước biển như ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc)...

Hiện có trên 600 loài ĐTHT, tuy nhiên được biết đến nhiều nhất là Cordyceps Militaris và Cordyceps Sinensis, trong đó Cordyceps Militaris có tính năng vượt trội về dược chất có lợi cho sức khỏe con người. Theo Đông y, ĐTHT có tác dụng bổ thận nhuận phế, ích khí sinh tân, bình ổn âm dương.

Đối với giống nấm ĐTHT mà Th.S Nguyễn Đặng Huỳnh và các cộng sự nuôi cấy thành công là Cordyceps militaris.

"Ở nước ta, một số nơi đã SX thành công ĐTHT, tuy nhiên quy trình SX vẫn chưa được công khai. Bởi khó khăn nhất là việc tạo nguồn giống. Để tạo nguồn giống chúng tôi đã phải phân lập giống từ bào tử nấm ĐTHT rất nhiều lần mới có giống nấm cấp một.

Sau đó tiếp tục nhân giống cấp hai, nhân sinh khối và cấy giống vào môi trường và cũng thực hiện thí nghiệm nhiều lần để tìm điều kiện thích hợp về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… thuận lợi cho sự phát triển của nấm…”, Th.S Huỳnh chia sẻ.

Cũng theo Th.S Huỳnh, nấm được nuôi trên hai cơ chất, nhộng tằm nguyên con và trên cơ chất gạo lức (huyết rồng) cộng dung dịch dinh dưỡng (nhộng tằm xay nhuyễn, dịch chiết nước khoai tây, nước dừa và vitamin).

Sau 60-70 ngày nuôi, nấm ĐTHT bắt đầu cho thu hoạch. Về cảm quan nó ở dạng sợi, màu vàng cam, mềm, dai, chiều dài khoảng 5-7cm.

Được biết, sau khi tìm ra quy trình nuôi cấy phù hợp với ĐTHT, Th.S Huỳnh và cộng sự đã tiến hành SX ở phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật. Số lượng hũ giống được nuôi là 1.000 hũ.

Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.

Khi phân tích cả hai hoạt chất Cordycepin và Adenosin (2 hoạt chất quý trong ĐTHT) đều có hàm lượng khá cao và phù hợp với quy định về vệ sinh ATTP.

“Từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, chúng tôi sẽ triển khai nuôi đại trà ĐTHT với số lượng khoảng 50.000 hũ phôi nấm. Ngoài ra, có 3 cơ sở khác mua phôi nấm về SX với số lượng ban đầu là 5.000 phôi nấm/1 cơ sở”, Th.S Huỳnh cho biết thêm.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất