| Hotline: 0983.970.780

Nông dân sáng chế máy xới 7 công đất chỉ tốn 1 lít dầu

Thứ Bảy 20/07/2019 , 08:56 (GMT+7)

Anh Huỳnh Thanh Phương (Hai Khương) ở xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, An Giang đã sáng chế chiếc máy xới dây xích cải tiến giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ cày ải, tiết kiệm chi phí vệ sinh đồng ruộng trước và sau thu hoạch.

Anh Huỳnh Thanh Phương cho biết: “Cánh đồng này sản xuất vụ 3 rồi nên chạy bánh lồng phá đất, lún xuống, mình cải tiến máy chạy bằng dây xích không bị phá đất lún, đất không bị mắc lầy. Tôi suy nghĩ một hai vụ rồi chế ra chiếc máy”.

Chiếc máy xới do anh Phương chế tạo.

Với hình dáng và thiết kế độc đáo, máy xới dây xích gồm một động cơ máy ISUZU 80 mã lực, sử dụng nhiên liệu dầu Diezel, kết cấu máy có 4 số tới, giàn xới chiều rộng 2,3 m, lắp thêm bánh dây xích từ chiếc máy cắt lúa 70. Độc đáo hơn là động cơ máy hoạt động được đặt phía trước để tiết kiệm nguyên liệu và giữ cân bằng khi máy đang hoạt động cày ải, xới đất trên đồng ruộng.

Tính ưu việt của máy xới dây xích cải tiến là xới nhanh, hiệu quả cao trên những vùng đất lún, ngập nước, có thể điều chỉnh xới nhanh chậm theo ý muốn, đặc biệt bên dưới anh Phương còn chế thêm lược đẩy rơm, rạ nằm sát đất và trang đều mặt ruộng sau khi xới.

“Máy này ở phía sau tôi có chế thêm đồ lược rạ, hai nửa là trang đất ra bằng, giàn xới bề ngang cũng bự nên trang đất bằng hơn. Tôi lắp đặt hộp số xe vô là 4 tầng số xới mình muốn đất nhuyễn như thế nào thì chạy theo ý muốn, thí dụ như đất rạ nhiều thì tăng thêm số nửa hoặc thay qua số khác vừa ý mình luôn. Nó ít ăn dầu như máy cày, đất bằng và không bị phá”, anh Phương cho biết thêm.

Máy có thể xới đất nhuyễn theo ý muốn.

Sau thời gian ứng dụng thực tế trên đồng ruộng, máy xới dây xích cải tiến chiếm nhiều ưu thế, nông dân ưa chuộng về kiểu dáng cũng như tính tiện ích ,vì vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư so với mua một máy cày cỡ lớn, vả lại máy hoạt động với hiệu suất rất nhanh thay thế cho nhiều loại máy xới tay, tốn nhiều thời gian trong quá trình cải tạo đất.

Ước tính mỗi giờ máy xới dây xích cải tiến có thể cày xới khoảng 7 công đất mà chỉ tốn chỉ 1 lít dầu, trong khi nông dân dùng máy cày thì chi phí tăng rất nhiều.

Nhận xét về ưu điểm của chiếc máy độc đáo anh Huỳnh Thanh Kha, nông dân xã Bình Chánh, huyện Châu Phú nói: “Xưởng cơ khí Hai Khương sản xuất ra máy này rất tuyệt vời, vô đất lún, lầy gì máy cũng có thể xới được một ngày từ 70 - 80 công đất”.

Trong điều kiện nhà nước khuyến khích nông dân cơ giới hóa thì chiếc máy xới dây xích cải tiến của anh Huỳnh Thanh Phương được xem là giải pháp khả dụng vừa giúp cho người dân giảm chi phí đầu tư vốn khi sử dụng dịch vụ cơ giới hóa trong khâu vệ sinh đồng ruộng; vừa nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.