| Hotline: 0983.970.780

Những người ru ngủ… tôm, cá

Thứ Năm 06/11/2008 , 14:30 (GMT+7)

Gỡ lượt giấy báo bọc bên ngoài ra, con tôm hùm vẫn cứng đờ nằm bất động như đã chết. Thế nhưng chỉ vừa chạm xuống nước, con vật giật mình tỉnh giấc ngủ sâu, khẽ rung chân, khua càng và lại tung tăng bơi lội như chưa từng biết đến chặng đường vận chuyển dài cả ngàn km mà không hề có một giọt nước nào.

Gỡ lượt giấy báo bọc bên ngoài ra, con tôm hùm vẫn cứng đờ nằm bất động như đã chết. Thế nhưng chỉ vừa chạm xuống nước, con vật giật mình tỉnh giấc ngủ sâu, khẽ rung chân, khua càng và lại tung tăng bơi lội như chưa từng biết đến chặng đường vận chuyển dài cả ngàn km mà không hề có một giọt nước nào.

 

Từ lâu tôi đã rất tò mò về chuyện làm sao mà người ta có thể vận chuyển tôm cá đi xa cả ngàn cây số mà vẫn còn sống nguyên. Trong một lần chuyện trò với ông Nguyễn Tử Cương- nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản, ông xác nhận có chuyện gây mê cho tôm cá để chở đi mà không bị chết, nhưng gây mê bằng cách nào, ở đâu thì chịu. Tình cờ một lần xuống chợ Thành Công 2 (Hà Nội), tôi được anh Trọng Hoà- đại lý thuỷ sản kể về phương pháp dìm tôm vào bể thuốc ngủ rồi đóng hộp xốp để chuyển hàng đi vài trăm cây số mà tôm vẫn còn sống.

Định hỏi kỹ thêm nhưng anh cũng không hay mà chỉ biết đó là cách thức các đầu mối bán buôn áp dụng, còn cửa hàng của anh chỉ ở công đoạn cuối của dây chuyền, nhận tôm lúc chúng đã sống dậy, nhảy lao xao. Anh cho tôi địa chỉ một đầu mối tên là Thuận tại đường Nguyễn Tam Trinh, gần CA quận Hoàng Mai. Trong con ngõ nhỏ ngập ngụa, lúc nào cũng chất đầy thùng xốp, xực nức mùi tanh và nhộn nhịp xe cộ, tôi gặp bà Thuận- một người phụ nữ đã rời quê Hải Hậu (Nam Định) lên Hà Nội làm nghề này trên 20 năm. Giờ bà đã là một đầu mối lớn, một ngày có thể xuất cả tấn tôm sú đi khắp thủ đô. Dưới danh nghĩa là người của ngành thủy sản đi nghiên cứu thực tế, tôi được bà Thuận tiết lộ nhiều bí mật của nghề.

Chuẩn bị "đánh thức" tôm, cá

Theo lời bà, nguồn hàng thuỷ sản của bà chủ yếu từ Nam Định và miền Nam đánh ra. Lúc đầu, tôm vận chuyển lên khi còn sống và đến nơi khi đã…trút hơi thở cuối cùng tự lúc nào. Chuyện ru ngủ cho tôm đến với bà hết sức tình cờ: “Hồi đó, chúng tôi làm hàng tôm đi Trung Quốc nhưng cứ thấy tôm sống mà khi vận chuyển lại thành tôm chết, đứa con của tôi lại tiếc. Vậy là hai bố con nó hì hụi nghiên cứu, thực tập dần cách làm sao để tôm chuyển đi phải còn sống. Trông đơn giản thế thôi chứ nước trong bể quan trọng lắm. Ngày nào chúng tôi cũng phải đánh một xe tải 5 tấn về Hải Hậu để chở nước biển đã lọc sạch lên Hà Nội rồi pha với nước máy để nuôi tôm. Giống này mà nước không sạch, chết luôn”.

Vui miệng, bà Thuận còn nói về cách thức cho tôm ngủ tài tình đến nỗi đóng tôm khô, không có tí nước nào, tôm ngủ cứ đến giờ là dậy: “Cứ đổ ra nước là tôm sống luôn. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào sức khoẻ của con tôm. Tôm khoẻ, mười con chết mất ba bốn, tôm yếu mười con chết mất bốn năm cũng có khi là chết hết. Tôm chết bán giá chỉ bằng nửa”. Tôm đóng khô thế phải gây mê mới sống được chứ? Tôi hỏi. Bà thực thà: “Nhất định rồi”. Tôi ngỏ ý muốn xem quy trình vận chuyển tôm nhưng bà Thuận lắc đầu: “Xin lỗi, đây là công đoạn tế nhị, không thể cho người ngoài xem được”.

Đa số các loại cá vận chuyển bằng sục ô xi, có nước

Nếu như bà Thuận chỉ sống vào mỗi mặt hàng tôm sú thì chị Đoàn Thị Lý ở ngõ 61- Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) lại có đủ hằng hà, vô số chủng loại đặc sản như cá chình, cá song, cá mặt quỷ, cá bống bớp, tôm hùm, tôm mũ ni…bỏ mối cho các nhà hàng có tiếng ở thủ đô. Nguồn hàng của chị Lý ở rất xa. Tôm mũ ni, cá mặt quỷ tận đảo Phú Quốc, tôm hùm ở Nha Trang, cá chình ở mấy tỉnh trong Nam bộ chở ra bằng đường hàng không...Làm quen mãi, tôi cũng có một cái hẹn để đến xem cách thức người ta ru ngủ cho tôm cá vào lúc 9h30 tối.

Khuya hôm ấy, khi tôi vừa đến còn chưa ấm chỗ thì một chiếc xe tải đã chạy vào trả hàng. Đám người làm của chị Lý tất bật bê những thùng xốp chất kín hết nền nhà. Dưới ánh điện lờ nhờ, nắp thùng xốp bật mở, túi nylon lõng bõng nước được rạch ra, lũ cá điêu hồng bị thảy xuống rổ thi nhau quẫy đành đạch. Chúng vừa được vận chuyển ở trong Nam ra bằng máy bay, nước vận chuyển vẫn còn…bốc hơi lạnh vì người ta cho thêm đá vào. Cá chình, cá song, cá kèo cũng được đem ra Bắc theo cách tương tự, nghĩa là phương pháp có dùng nước, xục ôxi và cho thêm đá lạnh. Theo Hoàn- một người làm ở đây cho biết chỉ tôm hùm, tôm mũ ni, cá bống bớp là vận chuyển khô, phải gây mê: “Tôm trước đó được gây mê (bằng một loại thuốc bột không rõ tên-PV) rồi cứ cuốn giấy báo bọc từng con, cho vào thùng xốp. Ba bốn con một lần xếp, ở giữa kèm 2-3 cục đá to vào. Hàng về, chỉ việc gỡ giấy báo ra, cân, đổ ra bể là chúng tỉnh dậy bơi luôn”.

“Khi kết thúc bài viết này tôi vẫn không hay biết, hoạt chất của thuốc gây mê mà các đại lý thuỷ sản dùng để ru ngủ cho tôm, cá là gì? Chúng có ảnh hưởng đến người tiêu dùng không?

Những con tôm yếu, không được thả luôn xuống bể mà phải xục bình ôxi hai đến ba phút kiểu như hồi sức cấp cứu cho người nhồi máu cơ tim trong bệnh viện vậy. Tất cả các bể cá, tôm đều được làm lạnh để con vật khoẻ mạnh và tránh bị sốc. Trong tất cả các loài thủy sản trên, tôm hùm xứng đáng là vua bởi rất khoẻ. Dù vận chuyển xa hàng ngàn cây số, vừa tỉnh cơn mê là chúng…tìm mồi luôn. Thức ăn của chúng là tôm đồng đang bơi với tỷ lệ cứ 10kg tôm hùm 1kg tôm đồng, 2 ngày cho ăn 1 lần. Lỡ sơ sẩy để chúng đói hay có con đang trong giai đoạn lột vỏ là cả lũ quây lại làm thịt con xấu số. Háu ăn là thế nên trong điều kiện nuôi nhốt hết sức chật chội trong bể mà tôm hùm có thể sống hàng tháng, thậm chí hơn thế. Từ đây, tôm hùm được vận chuyển đi các nhà hàng đặc sản, trong nội thành thì đóng trong thùng xốp có nước, xục ôxi còn đi các tỉnh xa chúng cũng bị gây mê rồi bọc giấy báo và quẳng lên xe khách như bao hàng hoá khác.

Tôm hùm được đánh thuốc mê rồi vận chuyển

Xem thêm
Tặng Bằng khen cho người dân dùng máy bay không người lái cứu hai cháu nhỏ

Gia Lai Trong tình huống khẩn cấp, bằng sự nhanh trí của mình, người nông dân đã giải cứu thành công 2 cháu nhỏ kẹt giữa dòng nước lũ bằng chiếc máy bay không người lái.

Bình luận mới nhất