| Hotline: 0983.970.780

Nhiều hệ lụy bán tàu cá không sang tên đổi chủ

Thứ Năm 03/10/2019 , 07:01 (GMT+7)

Tại Kiên Giang, thời gian gần đây có hiện tượng một số chủ tàu cá do làm ăn không hiệu quả nên bán tàu cho người ngoài tỉnh, chủ yếu là Cà Mau, Bến Tre…

18-17-04_1_tu_c_cu_ngu_dn_kien_ging_di_khi_thc_khong_hieu_qu_nen_nm_bo_rt_nhieu_mot_so_ngu_dn_d_phi_bn_re_tu_de_co_tien_tr_no_1
Tàu cá của ngư dân Kiên Giang đi khai thác không hiệu quả nên nằm bờ rất nhiều, một số ngư dân đã phải bán rẻ tàu để có tiền trả nợ.

Thông tin trên do ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết.

Điều đáng nói là việc mua bán này có ra làm hợp đồng công chứng nhưng sau đó không đến cơ quan chức năng làm các thủ tục sang tên, đổi chủ theo quy định.

Tàu mua bán thường là loại có công suất nhỏ, người mua sẽ bỏ thêm vài chục triệu đồng để đầu tư mua dàn cào để đi khai thác con banh lông. Tuy nhiên, do con banh lông là đối tượng bị cấm khai thác và ngư trường trong nước đã cạn kiệt nên những đối tượng này lén lút đi ra nước ngoài khai thác. Chủ yếu là ngư trường của các nước lân cận trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia… để khai thác bất hợp pháp. Khi những tàu này bị nước ngoài bắt thì vẫn xác định là tàu của ngư dân Kiên Giang do vẫn còn đăng ký, biển số của tỉnh.

“Việc bán tàu như vậy không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà chủ tàu cũ vẫn bị hệ lụy khi tàu bị bị nước ngoài bắt giữ, do vẫn còn đứng tên chủ tài sản. Theo quy định của Luật Thủy sản hiện hành thì việc đưa tàu ra nước ngoài khai thác bất hợp pháp có thể bị phạt tiền lên tới 1 tỷ đồng, ngoài ra còn có các hình thức phạt bổ sung khác”, ông Thao cảnh báo.

Thống kê của cơ quan chức năng, trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 140 tàu cá của ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, tăng cao so với cùng kỳ năm 2018. Kiên Giang hiện cũng là có tàu bị nước ngoài bắt giữ nhiều nhất trong khu vực.

Thời gian gần đây, tàu cá của ngư dân Kiên Giang đi khai thác không hiệu quả nên nằm bờ rất nhiều, nguyên nhân do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Một số ngư dân đã phải bán rẻ tàu để có tiền trả cho ngân hàng cũng như thanh toán các khoản nợ khác.

Theo kế hoạch thông báo của Bộ NN-PTNT, dự kiến ngày 5/11 tới, Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định sẽ kiểm tra tại tỉnh Kiên Giang. Nếu tình trạng tàu đi khai thác bất hợp pháp và bị nước ngoài bắt giữ không giảm và chưa thể chất dứt thì sẽ bị đoàn bắt lỗi rất nặng.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.