| Hotline: 0983.970.780

Nhiều địa phương tái phát dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 11/03/2021 , 15:31 (GMT+7)

Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có 38 xã/8 huyện tái phát dịch tả lợn Châu Phi với gần 1.600 con bị mắc bệnh, tổng trọng lượng buộc tiêu hủy hơn 117 tấn.

Tỉnh Quảng Nam đã có 8 huyện tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam đã có 8 huyện tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: L.K.

Ngày 11/3, ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang tiến hành cấp bách phát hóa chất phun tiêu độc khử trùng, phòng chống các bệnh trên gia súc, trong đó có bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho các địa phương trong tỉnh.

Cũng theo ông Nam, đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, do trước và trong thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, trong đó có thịt lợn tăng cao nên việc giết mổ và vận chuyển gia súc trên địa bàn diễn ra phức tạp. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng.

Theo thống kê, từ ngày 1/1/2021 đến 10/3/2021, tỉnh Quảng Nam đã có 38 xã của 8 huyện gồm: Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Đại Lộc, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Tổng cộng có 1.577 con lợn bị mắc bệnh với trọng lượng tiêu hủy hơn 116 tấn. Trong đó, trọng lượng lợn nái và lợn giống tiêu hủy 101 tấn.

Việc dịch tả lợn Châu Phi tái phát gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ảnh: L.K.

Việc dịch tả lợn Châu Phi tái phát gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ảnh: L.K.

Đặc biệt, huyện Thăng Bình là địa phương có nhiều xã tái phát dịch nhất (11/22 xã), số lợn mắc bệnh là 609 con và trọng lượng buộc tiêu hủy hơn 60 tấn. Hiện, UBND huyện Thăng Bình đã yêu cầu các ngành chuyên môn và địa phương tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, trong thời gian có dịch, các địa phương trong huyện phải tạm dừng các hoạt động mua bán, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn. Đối với các địa phương chưa phát hiện dịch tả lợn Châu Phi, phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh gia súc để xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra.

Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị này cũng đang căn cứ theo kế hoạch tổ chức phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh của các huyện để phân phối số lượng hóa chất.

“Chi cục còn khoảng 10.500 lít hóa chất để phân phối cho các địa phương, trong khi đó, nhu cầu của 17/18 huyện, thị xã của tỉnh là khoảng hơn 9.400 lít. Đến nay, chúng tôi đã phân bổ được cho 4 huyện với số lượng gần 3.500 lít. Còn lại, phải chờ các huyện làm báo cáo kế hoạch phun tiêu độc khử trùng cụ thể mới có thể phân bổ về được”, ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam nói.

Xem thêm
Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất