Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 21:32 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nhân bản vô tính lợn rừng - mũi tên trúng hai đích của Trung Quốc

Thứ Tư 06/01/2021 , 10:31 (GMT+7)

Cơ sở nhân bản vô tính lợn rừng ở Hồ Bắc với chức năng chọn tạo- nhân giống vừa để bảo vệ nguồn gen lợn rừng bản địa vừa tạo thêm nguồn cung thịt mới.

Theo đó, xa hơn cơ sở nghiên cứu giống tại miền trung Trung Quốc này còn tiến đến mục tiêu phá vỡ thế độc quyền về giống lợn của nước ngoài cũng như tham vọng xoay chuyển cục diện ngành công nghiệp thịt lợn của Trung Quốc ngày một trở nên bớt lệ thuộc.

Giống lợn rừng rất phàm ăn của Trung Quốc có thể đạt trọng lượng 200 kg/con. Ảnh: Chinadaily

Giống lợn rừng rất phàm ăn của Trung Quốc có thể đạt trọng lượng 200 kg/con. Ảnh: Chinadaily

Hôm thứ Hai (4/1) vừa qua, Học viện Khoa học Nông nghiệp Hồ Bắc và Tập đoàn Công nghệ Di truyền Jinbao cho biết sẽ cùng nhau xây dựng cơ sở trình diễn chọn lọc và nhân giống lợn rừng cao cấp đầu tiên của Trung Quốc tại Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc.

Cụ thể, công nghệ nhân bản vô tính lợn rừng sẽ được sử dụng để cứu hộ và bảo vệ các giống lợn rừng địa phương quý hiếm. Song song đó, các hoạt động nghiên cứu nguồn gen và nhân giống sẽ được thực hiện nhằm mở rộng “hệ sinh thái” các giống lợn vượt trội “Made in China”.

Theo tờ nhật báo địa phương, việc chọn tạo và nhân bản vô tính lợn rừng sẽ mang ý nghĩa then chốt của toàn hệ thống bởi sự thiếu hụt công nghệ cốt lõi lâu nay đã kìm hãm ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc.

Ngoài ra, thực trạng chăn nuôi lợn rừng địa phương hiện nay khá tốn kém và mất nhiều thời gian dẫn đến việc nhiều công ty thích mua thẳng nguồn giống ngoại để nhanh chóng có lợi nhuận. Và sự ra đời của cơ sở nhân giống vô tính lợn rừng bản địa kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống này.

Con lợn Zhu Jianqiang (cực khỏe)- đã trở thành biểu tượng sinh tồn ở Trung Quốc khi nó được phát hiện còn sống sót dưới đống đổ nát sau 36 ngày xảy ra trận động đất mạnh 8,0 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2008 đến nay vẫn còn sống. Ảnh: VCG

Con lợn Zhu Jianqiang (cực khỏe)- đã trở thành biểu tượng sinh tồn ở Trung Quốc khi nó được phát hiện còn sống sót dưới đống đổ nát sau 36 ngày xảy ra trận động đất mạnh 8,0 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2008 đến nay vẫn còn sống. Ảnh: VCG

Thống kê hiện có tới 40% nguồn lợn đực giống ở Trung Quốc là nhập khẩu từ Đan Mạch, Mỹ, Anh và Canada. Ghi nhận số lượng nhập khẩu vào năm 2017 là 10.000 con nhưng sau đó đã tăng mạnh, kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát.

Tiến sĩ Hua Zaidong, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Nông nghiệp Hồ Bắc, giải thích: “Công nghệ nhân bản vô tính lợn rừng có thể tạo ra một số lượng lớn đàn lợn đực giống tốt và đẩy nhanh tiến độ cải thiện di truyền”.

Trung Quốc hiện vẫn là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong phân khúc chăn nuôi, đến nay quốc gia trên 1,3 tỷ người vẫn chưa có bất kỳ nguồn giống nào có sức cạnh tranh tốt.

Đặc biệt là sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào năm 2018 thì việc vận chuyển lợn và trao đổi nguồn giống càng bị hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thịt lợn của Trung Quốc. Chính vì vậy, việc độc lập và chủ động khâu nhân giống lợn chất lượng cao là một thách thức mà ngành công nghiệp thịt lợn Trung Quốc đang phải đối mặt.

Ngành chăn nuôi Trung Quốc đầu tư mạnh cho khâu nghiên cứu các giống lợn siêu tăng trưởng, có năng suất cao. Ảnh: Shutterstock

Ngành chăn nuôi Trung Quốc đầu tư mạnh cho khâu nghiên cứu các giống lợn siêu tăng trưởng, có năng suất cao. Ảnh: Shutterstock

"Các giống lợn rừng lý tưởng phải có tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cao, thịt chất lượng, năng suất xẻ thịt cao, chu kỳ sản xuất ngắn, khả năng sinh sản và kháng bệnh cao. Nhóm nghiên cứu chúng tôi tới đây sẽ sử dụng công nghệ nhân bản vô tính kết hợp với công nghệ sinh học để nhân rộng và tạo thêm nguồn giống đạt được những phẩm cấp này theo nhu cầu thị trường”, ông Hua nói với tờ Global Times.

Xem thêm
Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.