| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ mất giống, dừng hợp đồng trong hợp tác công tư về giống lúa

Thứ Sáu 31/05/2024 , 11:52 (GMT+7)

Là cánh tay nối dài, giúp đưa các thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn nhưng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế trong hợp tác với các viện nghiên cứu.

Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 31/5, tham dự tọa đàm “Kết nối và hợp tác công tư trong nghiên cứu chọn tạo và thương mại giống lúa” do Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã chia sẻ những vướng mắc trong cơ chế hợp tác.

Bài liên quan

Trước tiên, bà Liên khẳng định doanh nghiệp chính là cánh tay nối dài, đóng vai trò kết nối giữa các cơ sở nghiên cứu công lập với hơi thở thị trường: “Các giống lúa tốt cần có các doanh nghiệp để đưa vào thực tiễn”.

Bà Liên cho biết Vinaseed đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu, chọn tạo giống để đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay các hình thức hợp tác công - tư giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu đang phụ thuộc vào Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy hoạch việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước”. Điều này khiến các doanh nghiệp không có quyền sở hữu các giống lúa dù có đóng góp vào quá trình nghiên cứu.

Cụ thể, bà Trần Kim Liên cho rằng, cả doanh nghiệp lẫn các viện nghiên cứu đều rất mạnh dạn hợp tác công - tư nhưng đang thiếu hành lang pháp lý cụ thể. Từ 2018 đến nay, các viện không thể chuyển giao bản quyền giống cây trồng cho doanh nghiệp dù doanh nghiệp có tham gia vào quá trình nghiên cứu, thay vào đó chỉ là hình thức chuyển giao quyền sản xuất kinh doanh.

“Rủi ro sinh ra khi chưa có hành lang pháp lý cụ thể, khi các cơ quan thuế, kiểm toán vào làm việc thì hợp đồng có thể bị hủy”, bà Liên nêu vấn đề.

Lúa VNR20 của Vinaseed. Ảnh: Tùng Đinh

Lúa VNR20 của Vinaseed. Ảnh: Tùng Đinh

Ngoài ra, việc hợp tác theo hình thức hợp tác dân sự cũng có nguy cơ bị chất vấn về cơ sở định giá. Trước những khó khăn đó, bà Liên cho rằng, khi doanh nghiệp không có quyền độc quyền về giống thì sẽ khó lan tỏa thành tựu khoa học do quyền và trách nhiệm bị giảm đi.

Thêm một vấn đề nữa được Chủ tịch HĐQT Vinaseed đưa ra tại tọa đàm là tất cả các hợp đồng "mua đứt bán đoạn" giống cây trồng trước 2018 đang gặp khó khăn trong việc gia hạn hưu lành, có thể dẫn đến nguy cơ mất giống.

Vấn đề cấp thiết hiện nay, theo bà Trần Kim Liên là các cơ quan quản lý cần có chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn các viện nghiên cứu hướng xử lý đối với các giống cây trồng đã bán trước khi thi hành Nghị định số 70/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành các doanh mục quyết định giao quyền giống cây trồng cho các đơn vị. Từ danh mục đó, doanh nghiệp sẽ nắm được các trình tự, thủ tục để tham gia vào quá trình hợp tác, chuyển giao công nghệ.

“Các cơ quan quản lý cần công khai việc chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào quá trình thương mại hóa các thành tựu nghiên cứu về giống lúa”, bà Trần Kim Liên nhấn mạnh.

Về hợp tác công - tư, bà Liên cũng đề xuất sớm có hướng dẫn cụ thể hơn để có thể huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp như Vinaseed tham gia vào quá trình nghiên cứu giống.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất