| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ khuếch tán dịch bệnh từ trại nuôi động vật hoang dã

Thứ Bảy 05/11/2022 , 08:05 (GMT+7)

Việc buôn bán thương mại và tiêu thụ động vật hoang dã đã trực tiếp kéo gần sự tiếp xúc giữa các quần thể động vật hoang dã với vật nuôi và con người.

Việc nuôi nhốt và tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã được xác định là một trong nhưng nguyên nhân khiến dịch bệnh khuếch tán.

Việc nuôi nhốt và tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã được xác định là một trong nhưng nguyên nhân khiến dịch bệnh khuếch tán.

Bà Amanda Fine, Giám đốc Một sức khỏe, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã có những chia sẻ về chiến dịch giảm tiêu thị thịt thú rừng thông qua các bằng chứng khoa học.

Theo bà Fine, các bằng chứng khoa học thu thập từ khu vực và Việt Nam cho thấy, sự cấp thiết của việc giảm buôn bán và tiêu thụ thịt thú rừng, đặt biệt ở khu vực thành thị nhằm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các các dịch bệnh mới nổi có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD).

WCS với vai trò là tổ chức chuyên bảo tồn động vật hoang dã và có đội ngũ nòng cốt là các chuyên gia y tế đã tìm kiếm các bằng chứng khoa học để xây dựng các chiến lược bảo tồn ĐVHD bao gồm các bằng chứng khoa học liên quan đến y tế, sức khỏe, yếu tố xuất hiện dịch bệnh.

WCS ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận một sức khỏe và tăng cường hiểu biết về sức khỏe nhằm hướng đến một thế giới, nơi các loài ĐVHD phát triển tự do trong môi trường hoang dã, đa dạng sinh học, nơi sức khỏe con người và sức khỏe môi trường được bảo đảm.

Bà Amanda Fine, Giám đốc Một sức khỏe, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS). 

Bà Amanda Fine, Giám đốc Một sức khỏe, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS). 

Việt Nam được coi là điểm nóng trên thế giới về dịch bệnh mới nổi do mật độ dân số và động vật đông đúc, tính đa dạng sinh học cao và sự thay đổi trong hành vi của con người gây mất cân bằng tự nhiên như thay đổi mục đích sử dụng đất, phá rừng, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

“Khi chúng ta nói về nguy cơ và tác nhân các dịch bệnh, chúng ta cần đề cập đến ba giai đoạn quan trọng của quá trình này, đó là trước giai đoạn lây nhiễm (dịch bệnh trong môi trường tự nhiên), trong giai đoạn lây nhiễm (khi ĐVHD, vật nuôi và con người có mối liên hệ với nhau) và giai đoạn lây nhiễm tới cộng đồng con người (khi con nguồi bắt đầu nhiễm bệnh bệnh bị nhiễm bệnh). Việc thay đổi hành vi của con người hàng thập kỷ qua đã ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình này làm tăng nguy cơ lây nhiễm và lan truyền dịch bệnh.” Bà Amanda Fine đánh giá.

Việc buôn bán thương mại và tiêu thụ động vật hoang dã là hình thức trực tiếp kéo gần sự tiếp xúc giữa các loài và các quần thể ĐVHD khác nhau với con người và với động vật nuôi, khiến tăng cơ hội cho virus nhân lên hoặc khuếch đại khi ĐVHD bị nhốt và tạo cơ hội cho virus phát tán trong chuỗi cung ứng ĐVHD từ sinh cảnh tự nhiên hoặc trang trại đến người tiêu dùng.

Hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Trong khi đó, theo ghi nhận tại Việt Nam, chuỗi cung ứng ĐVHD có thể bắt nguồn từ các khu bảo tồn, các trang trại gây nuôi và điểm đến cuối cùng là các khu đô thị, nơi sản phẩm được trực tiếp bán cho người tiêu dùng tại nhà hàng.

“Là một phần của Nhóm đặc nhiệm phòng chống đại dịch ở Việt Nam,  chúng tôi đã xem xét các bằng chứng khoa học về nguy cơ xuất hiện đại dịch và xác định các cơ hội để thay đổi hành vi liên quan đến buôn bán thương mại và tiêu dùng thịt thú rừng và chim hoang dã”, đại diện tổ chức WCS chia sẻ.

Nghiên cứu theo dõi hành vi tại Việt Nam cho thấy một chuỗi buôn bán ĐVHD vô cùng phức tạp mà trại nuôi là điểm tiếp xúc và là nơi tiềm ẩn nguy cơ khuếch đại dịch bệnh từ ĐVHD sang người.

Đây là nơi tập trung ĐVHD từ nhiều nguồn, như trong tự nhiên, gia súc gia cầm và động vật từ các nguồn không xác định sau đó đưa tới các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, chợ thực phẩm sống,....

Trên cả nước có khoảng 8.600 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể, 300 loài được nuôi.

Trên cả nước có khoảng 8.600 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể, 300 loài được nuôi.

Một số nghiên cứu nổi bật tại các khu vực có hoạt động nuôi nhốt, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ ĐVHD tập trung xoay quanh virus corona, vốn có các đặc tính thay đổi và thích ứng, có khả năng đột biến cao và trở thành tác nhân gây bệnh. Cũng như khu vực phía Nam Trung Quốc, virus corona được tìm thấy ở nhiều loài hoang dã.

Bà Amanda Fine dẫn bằng chứng khoa học tại trại nuôi thương mại ĐVHD tại Việt Nam cho thấy một chủng virus Rhabdo virus mới trên các loài gặm nhấm và khỉ đang được nuôi nhốt, một chủng corona virus có thể gây bệnh cho gia cầm được tìm thấy trên nhím đuôi ngắn và dúi và các vi rút corona của loài gặm nhấm được tìm thấy ở nhiều loài hoang dã đang được gây nuôi.

Tất cả các virus corona này đều được coi là virus của động vật gặm nhấm chứ không phải tác nhân gây bệnh cho người nhưng nghiên cứu chỉ ra cách thức lây nhiễm giữa các loài thông qua buôn bán ĐVHD để làm thịt sẽ mở ra cơ hội cho virus tái tổ hợp và sau đó nổi lên thành mầm bệnh cho người.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất