| Hotline: 0983.970.780

Người trồng hoa lay ơn nguy cơ 'mất Tết' vì sâu bệnh hại

Thứ Ba 10/01/2023 , 07:35 (GMT+7)

QUẢNG NGÃI Hoa lay ơn ở vùng hoa Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi) phục vụ thị trường Tết bị thối rễ, vàng lá rồi chết hàng loạt. Người trồng hoa đứng trước nguy cơ trắng tay.

Những ngày này, đi dọc vùng trồng hoa ở xã Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) có thể cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm khi nhiều diện tích hoa lay ơn phục vụ Tết của người dân nơi đây đang bị hư hại nặng. Người trồng hoa như “ngồi trên đống lửa” vì số tiền họ bỏ ra đầu tư có nguy cơ mất trắng khi một số vườn hoa đã bị chết héo.

Empty

Thời tiết không thuận lợi khiến nhiều diện tích hoa lay ơn ở xã Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi) bị sâu bệnh phá hoại. Ảnh: K.T.

Vụ Tết này, gia đình ông Huỳnh Văn Hùng (trú thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà) bỏ ra 12 triệu đồng để mua giống hoa lay ơn từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng) về trồng trên diện tích 1 sào (sào 500m2). Thời gian đầu, cây sinh trưởng, phát triển đồng đều. Tuy nhiên khi hoa đạt chiều cao từ 20 – 25cm thì bất ngờ bị sâu bệnh phá hoại.

Ông Hùng cho biết, biểu hiện bệnh ban đầu của vườn hoa lay ơn là bị vàng lá, trên mặt lá xuất hiện những đốm trắng nhỏ rồi héo dần và chết. Để tránh lây lan, ngày nào ông Hùng cũng ra vườn, cắt tỉa những lá, cây bị bệnh nhưng hiệu quả không đáng kể. Nguy cơ vụ hoa này trắng tay là không thể tránh khỏi.

“Giờ cứu được cây nào mong vớt vát được chừng nào tốt chừng đó. Nếu còn sống được khoảng 30% thì mới lấy lại vốn được nhưng cũng rất khó. Những cây còn sống hiện nay rất ít mà chậm lớn, khả năng cũng không có hoa, nếu có chắc cũng không đạt. Lường trước điều này nên tôi đã trồng xen rau xà lách trên diện tích này để mong bù lại vốn”, ông Hùng buồn bã.

Empty

Người trồng hoa lay ơn lo lắng trước nguy cơ trắng tay. Ảnh: K.T.

Theo các hộ dân trồng hoa lay ơn ở xã Nghĩa Hà, vụ hoa Tết năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người trồng không dám xuống giống nhiều, cùng với giá hoa giảm nên các chủ vườn chỉ hòa vốn hoặc lãi ít. Năm nay, khi dịch bệnh không còn, người dân hi vọng sẽ có một vụ hoa Tết thắng lợi.

Mặc dù vậy, đến thời điểm cuối năm, thời tiết bất thường, mưa nhiều đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, khiến nhiều diện tích bị hư hại. Người trồng hoa nơi đây lại tiếp tục đứng trước một vụ hoa thất bát. Nhiều gia đình lo mất Tết vì cả năm chỉ trông chờ vào vụ hoa này.

Vườn hoa lay ơn vụ Tết của gia đình anh Hồ Hồng Bình (trú thôn Hổ Tiếu, xã Cẩm Hà) đầu tư hơn 80 triệu đồng tiền giống (chưa tính chi phí phân bón, công chăm sóc) cũng đang đứng trước nguy cơ mất trắng khi 50% diện tích bị hư hại. Để cứu vãn tình thế, những ngày qua, anh Bình phải thường xuyên phun thuốc và bón thêm phân để kích thích cho cây hoa phát triển. Mặc dù vậy, thời tiết mưa lạnh kéo dài nên những biện pháp xử lý này cũng không mang lại nhiều kết quả khả quan.

Empty

Cây hoa lay ơn bị bệnh có biểu hiện chung là vàng lá, tím thân, thối rễ rồi chết hàng loạt. Ảnh: K.T.

“Không chỉ riêng nhà tôi mà hầu như vườn hoa của các hộ dân trong vùng đều gặp tình trạng tương tự. Biểu hiện chung của các vườn là vàng lá, tím thân, thối rễ khiến cây ngừng phát triển rồi sau đó chết hàng loạt. Chỉ còn gần nửa tháng nữa thôi là đến Tết rồi, nhưng cứ ngày nào cũng có thêm hoa chết. Không biết số còn lại có trụ được và phát triển để đáp ứng thị trường không”, anh Bình không giấu được sự lo lắng.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà, toàn xã có 11 thôn, đa phần các thôn đều có nghề trồng hoa Tết. Đây là làng hoa nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích tập trung khoảng 30ha. Các hộ dân ở đây sống phụ thuộc hoàn toàn vào việc trồng hoa, nhất là hoa lay ơn dịp Tết.

“Sâu bệnh hại phát triển mạnh nên vụ hoa Tết năm nay ở địa phương thiệt hại đến gần 50%. Nhiều hộ dân đã phải nhổ bỏ khi phát hiện bệnh trên cây. Dù nông dân đã bón phân, chăm sóc, nhưng do thời tiết không thuận lợi nên hoa chậm phát triển. Một số chủ vườn đã phải trồng xen canh các cây trồng ngắn ngày khác với hi vọng gỡ gạc phần nào đồng vốn. Nếu giá hoa Tết năm nay không ổn định thì thiệt hại cho người trồng hoa là rất lớn”, bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà nói.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất