Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 13/5/2025 10:14 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thú cưng ở Việt Nam còn non trẻ

Thứ Sáu 19/07/2024 , 11:52 (GMT+7)

Doanh thu thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 - 130 triệu USD/năm, chưa đáng kể so với tổng doanh thu 200 tỷ USD trên thế giới.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho hay, doanh thu từ thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 - 130 triệu USD/năm. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho hay, doanh thu từ thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 - 130 triệu USD/năm. Ảnh: Hồng Thắm.

Đánh giá về lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho hay, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thú cưng ở Việt Nam có thể nói còn non trẻ.

Theo đánh giá của các tổ chức theo dõi và phân tích thị trường, doanh thu từ thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 - 130 triệu USD/năm, chưa đáng kể so với tổng doanh thu 200 tỷ USD trên thế giới.

Nếu so với các các quốc gia trong khu vực đã có truyền thống phát triển lâu đời, ví dụ như Bắc Mỹ, châu Âu thì tỷ lệ gia đình sở hữu thú cưng ở Việt Nam còn rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ thú cưng sử dụng thức ăn công nghiệp trọn vẹn chỉ chiếm khoảng 5 - 6% trên tổng số lượng thú cưng hiện nay tại Việt Nam.

Còn nếu so với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, thị trường thức ăn chăn nuôi thú cưng của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra kỳ vọng cho thức ăn thú cưng nói riêng, ngành thú cưng nói chung tại Việt Nam trong thời gian tới.

Nắm bắt được thị hiếu và xu hướng phát triển của thị trường thức ăn thú cưng đầy tiềm năng, từ vị thế nhà cung cấp dinh dưỡng động vật hàng đầu trong thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập tại Việt Nam, Tập đoàn De Heus tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ sang lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng với thương hiệu Truoo Pet Care.

Sự ra đời của Truoo Pet Care cũng được xem là một bước ngoặt của lĩnh vực thực phẩm và chăm sóc thú cưng trong nước.

Ông Nguyễn Quang Hiếu cho hay, De Heus là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, đã có bề dày lịch sử. Năm nay, De Heus kỷ niệm 113 năm ngày thành lập. Hiện, De Heus có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản tại hơn 30 quốc gia và phân phối sản phẩm đến hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Đối với lĩnh vực thức ăn thú cưng, De Heus cũng đã có bề dày phát triển tại khu vực Nam Âu, cụ thể là tại các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy…

Riêng tại thị trường Việt Nam, ngay từ những năm 2008, 2009 khi bắt đầu đầu tư, De Heus đã quan tâm đến lĩnh vực thức ăn cho thú cưng. Tuy nhiên, trong thời gian đó quy mô thị trường tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á còn quá nhỏ.

Từ năm 2008 trở đi, De Heus đã bắt đầu đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm làm sao cho phù hợp với các giống loài, điều kiện môi trường, tập quán chăn nuôi, điều kiện khí hậu, thời tiết tại Việt Nam.

“Với mong muốn làm sao để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp nhất, chúng tôi đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật”, ông Hiếu chia sẻ.

Tập đoàn De Heus tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ sang lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng với thương hiệu Truoo Pet Care. Ảnh: Hồng Thắm.

Tập đoàn De Heus tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ sang lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng với thương hiệu Truoo Pet Care. Ảnh: Hồng Thắm.

Cũng theo ông Hiếu, hiện De Heus đã có các phòng thí nghiệm về dinh dưỡng trải dài khắp các châu lục, quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố để hỗ trợ De Heus rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm những năm vừa qua.

Ông Hiếu tiết lộ, De Heus còn hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển.

Song song với đó, hiện các hệ thống nhà máy sản xuất của De Heus tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cũng đang áp dụng các vấn đề liên quan đến công nghệ, kiểm soát các yếu tố trong sản xuất thức ăn, đặc biệt là vấn đề tự động hóa và công nghệ thông tin.

“Chúng tôi sử dụng tổng hòa tất cả kiến thức, kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật vào trong việc phát triển sản phẩm thức ăn cho thú cưng đến ngày hôm nay”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Quảng Trị: Lúa đông xuân năng suất giảm, giá thấp

Nông dân Quảng Trị đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này năng suất giảm, giá bán thấp, lợi nhuận không đáng là bao.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.