| Hotline: 0983.970.780

Nắng nóng kéo dài, bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp

Thứ Hai 07/06/2021 , 10:20 (GMT+7)

Nắng nóng kéo dài thời gian qua khiến dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò diễn biễn phức tạp tại nhiều địa phương của tỉnh Cao Bằng.

Một con bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục ở xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Một con bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục ở xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Theo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Cao Bằng, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã lây lan ra 344 xóm, phố của 10/10 huyện, thành phố; có hơn 1.800 con trâu, bò bị mắc bệnh; 107 con bị chết.

Đặc biệt, chỉ tính từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh phát sinh mạnh tại nhiều địa phương. Số trâu, bò mắc bệnh tăng cao nhất là các huyện Bảo Lâm (gần 700 con), Hòa An (hơn 250 con), Bảo Lạc (gần 150 con) Nguyên Bình (hơn 130 con).

Tại huyện Nguyên Bình, chỉ từ cuối tháng 4 đến nay đã có hơn 130 con trâu, bò bị mắc bệnh. Tập trung tại các xã: Minh Tâm (66 con); Thành Công (24 con); Hoa Thám (19 con); Triệu Nguyên (18 con)…

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình cho biết: Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các địa phương có dịch bệnh tuyên truyền người dân cách ly đàn trâu, bò mắc bệnh, nghi nhiễm với những con còn khỏe mạnh để theo dõi và hạn chế lây lan dịch bệnh.

Yêu cầu các xã báo cáo số liệu nhiễm mới hàng ngày để theo dõi và kiểm soát. Đến nay, huyện đã tiêm được hơn 1.000 liều vacxin VDNC cho đàn trâu, bò.

Đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh viêm da nổi cục tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh viêm da nổi cục tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Trước thực trạng bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng, UBND tỉnh, ngành NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tập trung kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh VDNC trên trâu, bò.

Chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác cách ly những con đã nhiễm, có biểu hiện nhiễm với những con còn khỏe mạnh; cách ly nơi nuôi nhốt, khu vực chăn thả. Giám sát chặt việc người dân bán chạy trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh khỏi vùng dịch. Tăng cường vệ sinh, phun khử trùng, tiêu độc, phun thuốc diệt ve, mòng, vật chủ trung gian truyền bệnh. Khẩn trương thực hiện việc tiêm phòng vacxin VDNC đã được cấp.

Đầu tháng 5/2021, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng đã cấp 40.000 liều vacxin LSD - Lumpyvac phòng bệnh VDNC cho các địa phương. Đến nay, các huyện, thành phố đã triển khai tiêm được khoảng 50% số vacxin, chủ yếu tiêm cho bò vì số lượng mắc bệnh VDNC chủ yếu trên đàn bò.

Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng thông tin: Nguyên nhân dịch bệnh VDNC diễn biến phức tạp thời gian qua là do đang vào thời điểm nắng nóng, vật chủ trung gian truyền bệnh là ve, mòng phát triển mạnh. Công tác tiêm phòng vắc xin đã được triển khai nhưng còn chưa kịp thời. Đội ngũ thú y ở nhiều địa phương còn thiếu, kiêm nhiệm nên công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn.

Người dân cần tăng cường bổ sung thức ăn tinh, thức ăn xanh để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Người dân cần tăng cường bổ sung thức ăn tinh, thức ăn xanh để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Thời gian tới, để phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò, các địa phương cần đẩy mạnh phun trùng, khử độc, với các hộ có gia súc mắc bệnh, nghi mắc cần phun hàng ngày, liên tục trong 3 tuần. Không thả rông trâu, bò theo đàn; khi phát hiện có triệu chứng phải báo ngay cho lực lượng thú y để xác minh, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, tăng cường thêm thức ăn tinh, thức ăn xanh, muối, khoáng, vitamin… để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Sử dụng thêm các loại thuốc trợ sức, trợ lực, thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh chống bội nhiễm… cho trâu, bò mắc bệnh.

Đối với các vết loét do bệnh, cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý, thuốc tím, cồn Iodine, kháng sinh mỡ… để bôi vào các vết loét, làm bệnh không phát triển mạnh dẫn đến trâu, bò bị chết.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất