| Hotline: 0983.970.780

Năng lượng tái tạo, giải bài toán thiếu điện cho ngành tôm

Thứ Bảy 17/08/2019 , 12:29 (GMT+7)

Ngày 16/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra hội nghị “Thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam”.

Các đại biểu về tham dự Hội nghị cùng chung quan điểm là áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào nuôi tôm công nghiệp nhằm tiết kiệm điện, giảm giá thành sản xuất nhằm đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi tôm.

Hội nghị thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam.

Việc sử dụng năng lượng tái tạo là mô hình mới thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền tiết kiệm năng lượng. Sử dụng năng lượng xanh một cách hiệu quả, mang lại lợi ích rõ rệt cho môi trường, đáp ứng nhu cầu điện năng cho từng nông hộ.

Đại biểu tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội nghị.

Theo thống kê năm 2017, tổng diện tích nuôi tôm của 10 tỉnh phía Nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận) đạt gần 429.000 ha. Theo đó, sử dụng gần 12.000 triệu kWh. Đến năm 2020, diện tích nuôi sẽ tăng lên hơn 651.200 ha và năng lượng điện tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 30% so với năm 2017.

Các mô hình được trưng bày tại Hội nghị.

Theo đánh giá của Tổng Cty Điện lực miền Nam, việc đầu tư nguồn điện cho nuôi tôm gặp phải nhiều khó khăn. 

Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Điện lực miền Nam Nguyễn Văn Lý cho biết, đơn vị đã đề xuất nghiên cứu và triển khai hệ thống năng lượng mặt trời trong nuôi tôm. Hệ thống điện mặt trời nối lưới trong nuôi tôm đem lại nhiều lợi ích thiết thực. "Việc tận dụng mặt đất, mặt nước trong nuôi tôm để xây dựng công trình giá trị gia tăng, giảm giá thành trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường”, ông Lý cho biết thêm.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định lợi ích thiết thực của năng lượng mặt trời như giảm nhiệt độ cho một phần ao nuôi tôm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Vương Phương Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 Cty, 2 đơn vị sự nghiệp, 318 hộ dân đang thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, cùng nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Tỉnh Bạc Liêu đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lượng tái tạo như: Nhà máy điện gió Bạc Liêu (quy mô công suất 99,2MW) đã được đưa vào sử dụng và đang thúc đẩy tiến độ của 4 dự án đã có trong quy hoạch.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất