| Hotline: 0983.970.780

Liên tiếp phát hiện nhiều rùa vàng quý hiếm ở Huế

Thứ Năm 20/04/2023 , 20:32 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Nguồn gốc các cá thể rùa nói trên đều do người dân vô tình phát hiện ở trong vườn nhà, trên đường đi thể dục. Đặc biệt có trường hợp đã 3 lần giao nộp.

Người dân tự nguyện giao nộp rùa vàng cho cơ quan chức năng. Ảnh: KLH.

Người dân tự nguyện giao nộp rùa vàng cho cơ quan chức năng. Ảnh: KLH.

Ngày 20/4, Hạt Kiểm lâm thành phố Huế (thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập phương án xử lý đối với động vật rừng do người dân tự nguyện giao nộp.

Trước đó, trong các ngày 17, 18, 19/4 Hạt Kiểm lâm thành phố Huế tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.

Cụ thể, ông Đặng Hoài Phương, trú tại phường Kim Long, thành phố Huế giao nộp 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền trung (Cuora bourreti), thuộc nhóm IB, trọng lượng 1kg. Đây là lần thứ 3 ông Phương chủ động giao nộp động vật rừng, tổng cả 3 đợt là 5 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung.

Trường hợp thứ 2 là ông Trần Viết Hùng, trú tại phường Kim Long, thành phố Huế giao nộp 1 cá thể rùa núi vàng (Indotestudo elongata), thuộc nhóm IIB, trọng lượng 1 kg và thứ 3 là ông Đinh Như Kiên, trú tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế giao nộp 1 cá thể rùa núi viền (Manouria impressa), thuộc nhóm IIB, trọng lượng 1 kg. 

Nguồn gốc các cá thể rùa nói trên đều do người dân vô tình phát hiện ở trong vườn nhà, trên đường đi thể dục.

Người dân ký cam kết với cơ quan chức năng về bảo vệ động vật rừng. Ảnh: KLH.

Người dân ký cam kết với cơ quan chức năng về bảo vệ động vật rừng. Ảnh: KLH.

Sau đó, được cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Huế tuyên truyền vận động, người dân đã tự nguyện giao nộp các cá thể động vật rừng trên để thả về môi trường tự nhiên theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Hạt Kiểm lâm thành phố Huế, cả 3 cá thể tiếp nhận đợt này đều thuộc nhóm IB, IIB Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập phương án xử lý động vật rừng do người dân tự nguyện giao nộp và phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thả các cá thể về môi trường tự nhiên theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.