| Hotline: 0983.970.780

Làn sóng nông nghiệp đô thị kiểu mới

Thứ Hai 01/06/2020 , 08:30 (GMT+7)

Trong khi những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đè nặng vào khu vực nông nghiệp thế giới thì vẫn có những điểm sáng.

Ánh sáng + nước = sản phẩm

Bằng chứng là kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, thế giới đã chứng kiến nhiều tình cảnh trớ trêu khi nông dân không thể đưa được nguồn cung sản phẩm ra thị trường và thậm chí ngay cả khi điều này có thể thì vẫn lơ lửng câu hỏi: liệu những người tiêu dùng nghèo có mua nổi hàng hóa hay không.

Mô hình ruộng lúa -vườn rau trên mái nhà tự trữ nước mưa của kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom. Ảnh: Getty Image

Mô hình ruộng lúa -vườn rau trên mái nhà tự trữ nước mưa của kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom. Ảnh: Getty Image

Một báo cáo của Liên Hợp quốc mới đây cho thấy, khoảng 70% dân số thế giới sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050 và điều này như là một cảnh báo sớm về nguy cơ mất an ninh lương thực trong tương lai gần. “Ý tưởng dạy mọi người cách trồng rau hữu cơ trên những vùng đất đã quy hoạch chưa được sử dụng của chúng tôi cũng xuất phát từ báo cáo này sẽ giúp xây dựng một mạng lưới cư dân giúp đỡ lẫn nhau trong những thời điểm bất trắc", bà Varangkanang cho biết.

Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, ở các đô thị Thái Lan đã nảy ra ý tưởng định hình chuỗi sản xuất thực phẩm mới. Một trong số đó là nữ kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom, người hiện đang nổi như cồn khi đã gây dựng nên các không gian xanh, đồng thời lại giải quyết được cả vấn đề mang tính thời đại- biến đổi khí hậu.

"Chúng ta có ánh sáng mặt trời, chúng ta có nước, ắt chúng ta có sản phẩm", bà Kotchakorn nói và cho biết “hiện có rất nhiều không gian bị lãng phí".

Nữ kiến trúc sư này cho biết, trồng rau thì tốt hơn nhiều so với trồng cỏ ở những khu vực công cộng. "Nó không chỉ là những mảng xanh mà còn sinh lợi”, nhất là khi có sự trợ giúp của công nghệ thì việc canh tác quy mô nhỏ không chỉ giúp cung cấp thực phẩm mà còn bền vững hơn.

"Người tiêu dùng đô thị đang ở đây nên việc trồng sẽ giảm nhu cầu vận chuyển, trong khi họ lại được thụ hưởng thực phẩm tươi sống và giảm tối đa lượng chất thải khi mọi tính toán sản xuất đều vừa vặn và ngay cả khi hoạt động này tạo ra chất thải thì nó cũng có thể được tái sử dụng để làm phân bón tại chỗ. Vì vậy đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ lại về cách thức sản xuất để nó có thể lành mạnh hơn và công bằng hơn cho con người và môi trường", bà Kotchakorn nói thêm.

Varangkanang Nimhutta, giám đốc dự án Nông nghiệp đô thị Thái Lan thuộc Quỹ Nông nghiệp bền vững Thái Lan (SAFT) cho biết, tổ chức của bà đã được Quỹ Hỗ trợ sức khỏe Thái Lan tài trợ trong vòng một thập kỷ.

Bà Varangkanang cho biết, mục tiêu của những tổ chức trên là nhằm giúp cư dân đô thị phát triển các kỹ năng sinh tồn trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh chóng và quỹ đất nông nghiệp ở khu vực ngoại ô bị mất đi từng ngày.

Khốn khó ló... lỗ hổng

Dự án Nông nghiệp đô thị Thái hiện giám sát hơn 300 “tổ hợp sản xuất cộng đồng” ở thủ đô Bangkok và đang chứng minh hiệu quả rất tốt khi có thể vượt qua cơn bão khủng hoảng coronavirus và còn mở rộng sự giúp đỡ đến các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả người ốm bệnh và người già.

Cây xanh và rau được trồng trên mái vòm khu campus của trường Đại học Thammasat ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Getty Image

Cây xanh và rau được trồng trên mái vòm khu campus của trường Đại học Thammasat ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, năng lực hiện tại của mô hình này không thể đáp ứng nổi nhu cầu cho khoảng 3.000 hộ gia đình nghèo đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kinh tế của coronavirus kể từ khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa từ ngày 9/3/2020 khiến nhiều người bị mất sinh kế.

"Chúng tôi đã phát động một chiến dịch chia sẻ thực phẩm và quyên góp để mua nông sản từ nông dân bị ảnh hưởng bởi thị trường gián đoạn và chuyển đến các gia đình dễ bị tổn thương mỗi tuần một lần. Hiện đã là tuần thứ chín cả xã hội bị phong tỏa  và kết quả là chúng tôi đã tiếp cận được gần 7.000 hộ gia đình ở thủ đô và các tỉnh lân cận", đại diện quỹ này cho biết.

Được biết, hiện SAFT cũng đang lên kế hoạch cho một chiến dịch canh tác đô thị khác nhằm thiết lập những khu vườn rộng 100 m2 nhắm vào 30 khu ổ chuột ở Bangkok và Chiềng Mai.

Theo chuyên gia Kritsada Boonchai, mặc dù lâu nay Thái Lan vẫn tự cho mình là “nhà bếp của thế giới”, tuy nhiên vấn đề an ninh lương thực của quốc gia Đông Nam Á cần phải được quan tâm khẩn cấp khi mức độ lệ thuộc vẫn rất cao vào ba vấn đề “tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp và thương mại”.

Và điều này ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là khi môi trường ngày càng xấu đi sẽ dẫn đến thực phẩm trở nên khan hiếm và có thể bị ô nhiễm. Ngoài ra do hầu hết nông dân đều sản xuất theo nhu cầu thị trường, vốn bị chi phối bởi các tập đoàn lớn hoặc thương nhân nên nông dân không thể kiểm soát được giá cả, bất kể là họ đã đầu tư bao nhiêu.

Bà Varangkanang, cho biết các tập đoàn độc quyền sản xuất thực phẩm thường tạo ra ấn tượng sai lầm về an ninh lương thực bằng cách trưng bày sản phẩm tại hệ thống các cửa hàng. Tuy nhiên, khi trải qua bất kỳ cuộc khủng hoảng nào từ hạn hán, lũ lụt hay dịch bệnh đều khó mà che giấu nổi lỗ hổng của toàn bộ hệ thống.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.