| Hotline: 0983.970.780

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Thứ Hai 31/03/2025 , 08:48 (GMT+7)

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Anh Nguyễn Văn Nhựt (47 tuổi) ở xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là người tiên phong trồng thành công mận hồng MST, mang về doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Trước khi gắn bó với giống mận này, anh Nhựt có 15 năm kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ. Tuy nhiên, đầu ra ngày càng bấp bênh, buộc anh phải tìm hướng đi mới.

Trồng mận hồng MST, anh Nguyễn Văn Nhựt thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Kim Anh.

Trồng mận hồng MST, anh Nguyễn Văn Nhựt thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Kim Anh.

Cách đây 4 năm, một dịp tình cờ được thưởng thức trái mận hồng MST, anh Nhựt nhận thấy giống cây này có tiềm năng vượt trội nhờ trái to, giòn, vị ngọt, thơm và ít nước. Tận dụng hệ thống mương vườn sẵn có, anh đốn bỏ thanh long, cải tạo đất, đầu tư trồng 150 gốc mận hồng MST, trên quy mô 3.000m2.

Theo anh Nhựt, mận hồng MST đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn so với các giống mận khác. Muốn cây phát triển tốt, nhà vườn phải nâng luống cao để rễ không bị úng nước. Ngoài ra, việc kiểm soát số lượng trái cũng rất quan trọng, để quá nhiều trái, cây không đủ sức nuôi, trái sẽ nhỏ, chất lượng kém.

Bên cạnh đó, anh đầu tư 100 triệu đồng xây dựng hệ thống nhà lưới, giúp vườn mận giảm đáng kể ruồi vàng gây hại và tiết kiệm 30-40% thuốc bảo vệ thực vật.

Bên trong nhà lưới, anh thiết kế hai hệ thống tưới, gồm tưới bằng dây dẫn trong giai đoạn cây cần nhiều nước và tưới tự động ở gốc để hỗ trợ bón phân. Sự kết hợp này giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái đạt chất lượng cao.

Mận hồng MST có thể ra trái quanh năm. Ảnh: Kim Anh.

Mận hồng MST có thể ra trái quanh năm. Ảnh: Kim Anh.

Một công đoạn khác khá quan trọng là việc bao lưới và tuyển trái. Nếu không bao kịp thời, trái dễ bị nứt, úng nước và ảnh hưởng đến chất lượng. Những yêu cầu kỹ thuật này đòi hỏi nhà vườn phải tỉ mỉ trong từng công đoạn.

“Trái bằng cái đầu ngón tay, rụng râu là phải bao ngay. Nếu làm không đúng kỹ thuật, trái dễ bị ruồi vàng cắn phá”, anh Nhựt chia sẻ.

Mận hồng MST ra trái quanh năm, nhưng tập trung mạnh vào hai vụ chính. Trung bình từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 105 ngày. Mỗi cây mận cho khoảng 100kg trái/năm, trọng lượng trái đạt chuẩn loại 1 từ 6-7 trái/kg (tương đương khoảng 130g/trái).

Hiện tại, thương lái thu mua mận hồng MST tại vườn với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, nếu bán lẻ có thể lên đến 120.000 đồng/kg. Quá trình thu mua, thương lái sẽ dùng máy đo độ đường, nếu đạt trên 11% sẽ nhập hàng.

Mỗi cây mận hồng MST có thể cho khoảng 100kg trái/năm. Ảnh: Kim Anh.

Mỗi cây mận hồng MST có thể cho khoảng 100kg trái/năm. Ảnh: Kim Anh.

Năm 2024, vườn mận của anh đạt sản lượng 16 tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 1 tỷ đồng, chưa tính thu nhập từ việc bán cây giống. Riêng từ đầu năm đến nay, anh Nhựt đã bán 1.000 cây giống và đang chuẩn bị cho đơn hàng lên đến 5.000 cây.

Sản phẩm mận hồng MST hiện đang được anh Nhựt cung cấp tại các chợ trong tỉnh và một số cửa hàng trái cây cao cấp ở TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Trà Vinh. Tuy nhiên, do quy mô trồng còn hạn chế, sản phẩm mận hồng MST vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của thương lái và doanh nghiệp.

Toàn huyện Cù Lao Dung hiện có trên 50 ha trồng mận hồng MST. Ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung nhận định, mận hồng MST đang là mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao nhất ở địa phương.

Mận hồng MST ổn định giá bán qua các năm vì cung không đủ cầu. Ảnh: Kim Anh.

Mận hồng MST ổn định giá bán qua các năm vì cung không đủ cầu. Ảnh: Kim Anh.

Riêng tại xã Đại Ân 1, mận hồng MST trồng đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. HTX nông nghiệp Thông Minh (xã Đại Ân 1) đang thực hiện các thủ tục để công nhận giống cây đầu dòng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một số nhà vườn mận cũng đang định hướng phát triển mô hình du lịch trải nghiệm trong vườn mận hồng MST.

"Hiện đã có doanh nghiệp liên kết đưa mận hồng MST xuất khẩu sang EU, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Đông", ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung cho biết.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.