| Hotline: 0983.970.780

Lạc đỏ, đặc sản Lục Yên

Thứ Ba 18/08/2020 , 09:00 (GMT+7)

Lạc đỏ là giống bản địa của huyện Lục Yên, Yên Bái - một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của nông dân.

Lạc đỏ đã gắn bó với người dân Lục Yên từ bao đời qua, nhất là đối với đồng bào dân tộc Tày. Cứ khoảng tháng 1 - 2 và tháng 7 - 8 hàng năm, người dân tận dụng những thửa ruộng cao không chủ động nước, khu vực nương, vườn, đất soi bãi ven hồ Thác Bà và sông Chảy để trồng lạc đỏ. Tùy theo mùa vụ, sau khoảng từ 110 - 130 ngày, lạc được đồng bào dân tộc nhổ đem về tách củ hoặc tách hạt phơi khô, tích trữ dùng để ăn dần quanh năm và lưu giữ trồng vụ sau.

Do được gieo trồng trên vùng đất giàu khoáng chất, nơi đầu nguồn nước tinh khiết, hạt lạc đỏ của ở Lục Yên vừa rắn chắc, vừa có vị bùi, béo, ngậy thơm, khác hẳn lạc ở miền xuôi và các vùng đất khác. Thời bao cấp trở về trước, tuy là củ, là hạt nhưng lạc đỏ được các gia đình coi là thực phẩm thay thế cho thịt, cá. Lạc đỏ được chế biến thành nhiều món như luộc, rang, xào và cả kẹo, mứt, bánh… đều là những món ăn thân thuộc, gần gũi.

Sản phẩm lạc đỏ Lục Yên.

Sản phẩm lạc đỏ Lục Yên.

Thay đổi tập quán canh tác, tạo lập vùng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mời gọi doanh nghiệp về với nông nghiệp là cách làm, định hướng của huyện Lục Yên. Đây chính là cách làm thiết thực trong việc tham gia vào thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Hiện, giống lạc đỏ huyện Lục Yên được trồng 2 vụ trong năm với tổng diện tích khoảng 500 ha, chủ yếu ở các xã Phan Thanh, Tân Lập, Minh Tiến, An Phú, Minh Chuẩn, Tô Mậu, Tân Lĩnh…cho sản lượng gần 1.300 tấn lạc củ, tổng doanh thu ước khoảng 45 tỷ/năm. Với chất lượng tốt, sản lượng chưa nhiều, nên lạc đỏ Lục Yên luôn không đủ cung ứng cho thị trường.

Thấy được lợi ích của việc phát triển sản phẩm lạc đỏ, Hợp tác xã Thái Sơn, xã Tân Lĩnh đã hợp đồng liên kết với các hộ dân, cam kết thu mua sản phẩm lạc tươi vỏ đỏ địa phương. Sản phẩm sau khi mua về được sấy khô bằng máy sấy, bóc và chọn lọc những hạt mẩy, đều hạt, đóng túi hút chân không….đảm bảo các điều kiện sản phẩm lạc đỏ thương phẩm giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Đến nay lạc đỏ Lục Yên đã có mặt trên thị trường trong huyện, tỉnh và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng. Để sản phẩm lạc đỏ đến gần hơn với từng bếp ăn gia đình Việt, ngoài các đại lý liên kết tiêu thụ sản phẩm lạc đỏ của mình, Hợp tác xã Thái Sơn đã mở rộng thêm các kênh bán hàng qua Zalo, facebook, website... Qua đó từng bước nâng vị thế của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm lạc đỏ tự hào mang trong mình hương vị đặc trưng của huyện Lục Yên.

Với sự tin dùng của thị trường, người tiêu dùng, tin tưởng rằng thời gian tới sản phẩm lạc ri vỏ đỏ của huyện Lục Yên sẽ được nhiều người biết đến với chất lượng tốt nhất và từng bước nâng tầm đặc sản của miền đất Ngọc.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.