| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng về hoạt động của Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam

Thứ Bảy 22/02/2025 , 05:16 (GMT+7)

TP.HCM Hội Khoa học Thú y Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới với nhiều kỳ vọng sẽ phát huy tốt quyền của Hội, củng cố phát triển hội viên, tăng cường chủ động hợp tác.

Đó là những nội dung quan trọng mà TS Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam đã nhấn mạnh tại Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Hội Thú y Việt Nam nhiệm kỳ VII các tỉnh phía Nam (2024 -2029) và triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2025, diễn ra ngày 21/2, tại TP.HCM.

Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị trong ngành, các Viện, trường, Chi cục chăn nuôi thú y và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y khu vực phía Nam. Ảnh: Minh Sáng.

Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị trong ngành, các Viện, trường, Chi cục chăn nuôi thú y và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y khu vực phía Nam. Ảnh: Minh Sáng.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu chia sẻ sự kỳ vọng về những hoạt động của Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam trong nhiệm kỳ mới, chủ yếu tập trung vào 16 quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội.

Ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, phụ trách phía Nam cũng bày tỏ niềm tin tưởng vào lãnh đạo Hội trong nhiệm kỳ mới sẽ phát huy được vai trò trách nhiệm của mình nhằm nâng cao uy tín của Hội. Đồng thời, thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các hội viên với các đối tác cũng như các cơ quan ban ngành.

“Liên quan đến phần hợp quy thuốc thú y, tôi kiến nghị trong thời gian tới Hội cần thuyết phục với Quốc hội và Chính phủ để cho hợp lý nhằm giúp giá thành sản xuất của bà con chăn nuôi không bị ảnh hưởng. Thực tế, với doanh nghiệp thì hàng năm cũng phải hao tốn rất nhiều chi phí này khiến giá thành sản phẩm bị đội lên…”, ông Thanh kiến nghị.

Ông Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, là địa phương được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của vùng ĐBSCL có môi trường chăn nuôi rất tốt, với trên 100 ngàn con chó mèo, trên 17 triệu con gia cầm và trên 300 ngàn con heo. Tiền Giang có rất nhiều chương trình, dự án trung ương cũng như đề tài KHCN cấp tỉnh đã được triển khai thực hiện.

Vấn đề vướng mắc lớn nhất của Tiền Giang hiện nay là chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, khiến ngành chăn nuôi ở địa phương chỉ đang phát triển cầm chừng. Ảnh: Minh Sáng.

Vấn đề vướng mắc lớn nhất của Tiền Giang hiện nay là chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, khiến ngành chăn nuôi ở địa phương chỉ đang phát triển cầm chừng. Ảnh: Minh Sáng.

Hội có rất nhiều hội viên là các nhà khoa học và các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi thú y là điều kiện rất cần thiết để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững trước tình hình hết sức khó khăn hiện nay.

“Tiền Giang hiện có 3 con đặc sản gia cầm uy tín trong cả nước, thứ nhất là con chim cút đã được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản; thứ hai là gà ác cho số lượng trứng rất lớn và hàng ngày cung cấp trên 20 ngàn con gà tre cho thị trường toàn quốc. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lớn nhất của Tiền Giang hiện nay là chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, khiến ngành chăn nuôi ở địa phương chỉ đang phát triển cầm chừng”, ông Hiếu nói.

Theo ông Hiếu, cả 3 đối tượng chăn nuôi trên hiện đang bị bế tắc đầu ra do giá cả thị trường, vì thế rất mong trong thời gian tới được hợp tác, đồng hành với các doanh nghiệp trong Hội để giúp cho đàn vật nuôi ở Tiền Giang phục hồi phát triển.  

Nguyên Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y TP.HCM Phan Xuân Thảo cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ mới Hội cần thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số trong mọi hoạt động; đồng thời thúc đẩy mạnh vai trò kết nối với các Viện, trường…  

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: Về phương hướng trong nhiệm kỳ 7 này, Hội sẽ tập trung củng cố và phát huy tốt quyền của cũng như phát triển thêm hội viên; đồng thời xây dựng chương trình hoạt động cho bộ máy tổ chức mới.

Hội sẽ tiếp tục tăng cường chủ động hợp tác với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y… trong các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.

Trong nhiệm kỳ 7 này, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam sẽ tập trung củng cố và phát huy tốt quyền của Hội cũng như phát triển thêm hội viên. Ảnh: Minh Sáng.

Trong nhiệm kỳ 7 này, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam sẽ tập trung củng cố và phát huy tốt quyền của Hội cũng như phát triển thêm hội viên. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đó, kết hợp với các cơ quan liên quan, các công ty sản xuất thú y xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình phổ biến kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tham gia với Cục Thú y trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh, các bệnh mới nổi và các dịch bệnh nguy hiểm.

"Ngay từ kết quả công tác trong nhiệm kỳ trước, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đóng góp vào công tác tư vấn, phản biện, công tác phòng chống dịch bệnh thú y góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững", TS Nguyễn Thị Hương nói.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.