| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm quốc tế kết nối tài chính xanh với thị trường carbon

Thứ Tư 14/05/2025 , 21:13 (GMT+7)

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tài chính xanh và thị trường carbon là hai công cụ then chốt, có khả năng phối hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế xanh.

Trong đó, tài chính xanh là kênh dẫn vốn cho các dự án và hoạt động thân thiện với môi trường; thị trường carbon tạo cơ chế kinh tế cho phép mua bán quyền phát thải khí nhà kính để kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả về chi phí. 

Cam kết mạnh mẽ với tài chính xanh

Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), các quốc gia phát triển đi đầu trong việc thiết lập thị trường carbon tuân thủ và tự nguyện, thường có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ chế tài chính xanh. Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS) của Liên minh châu Âu (EU) là một ví dụ điển hình.

ETS của EU đã thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ sạch hơn, thường được tài trợ thông qua trái phiếu và các công cụ tài chính xanh khác. EU cũng khuyến khích việc liên kết với các ETS khác để giảm chi phí cắt giảm khí thải, tăng tính thanh khoản của thị trường và ổn định giá carbon.

Tại Hoa Kỳ, việc kết nối các thị trường carbon khu vực và sự tham gia của tài chính xanh đã tạo ra những tác động tích cực rõ rệt đối với năng lượng tái tạo. Chương trình Sáng kiến khí nhà kính khu vực Regional Greenhouse Gas Initiative - RGGI) là một ví dụ điển hình về việc kết nối các thị trường carbon khu vực. Từ khi thành lập, RGGI đã giúp giảm hơn 50% lượng khí CO₂ phát thải từ ngành điện ở các bang tham gia, đồng thời tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

 Các quốc gia phát triển đi đầu trong việc thiết lập thị trường carbon tuân thủ và tự nguyện, thường có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ chế tài chính xanh. Ảnh minh họa.

 Các quốc gia phát triển đi đầu trong việc thiết lập thị trường carbon tuân thủ và tự nguyện, thường có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ chế tài chính xanh. Ảnh minh họa.

Các khoản thu từ đấu giá tín chỉ carbon được tái đầu tư vào các chương trình tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ hóa đơn điện cho hộ nghèo và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, góp phần giảm hóa đơn điện cho người dân và tạo ra việc làm trong khu vực; Úc cũng có kinh nghiệm với thị trường carbon tuân thủ (Quỹ Giảm phát thải và cơ chế bảo vệ) và phát triển các sáng kiến tài chính xanh.

Các quốc gia đang phát triển và mới nổi ngày càng nhận ra tầm quan trọng của tài chính xanh và thị trường carbon. Tại Trung Quốc, thị trường mua bán phát thải quốc gia tăng trưởng nhanh chóng nhờ các chính sách tài chính thúc đẩy đầu tư vào thị trường tài chính xanh.

Singapore đã áp dụng thuế carbon cho phép các công ty đáp ứng một phần nghĩa vụ thuế thông qua việc mua tín chỉ carbon được chứng nhận của bên thứ ba. Quốc gia này cũng tập trung vào phát triển thị trường tài chính xanh và trái phiếu bền vững. Khu vực ASEAN đang có những bước tiến trong tài chính xanh với việc ra mắt các tiêu chuẩn trái phiếu liên kết bền vững và hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN.

Công cụ hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần vốn đầu tư xanh và cơ chế hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính. Theo Cục Biến đổi khí hậu, những năm gần đây, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đối với tài chính xanh. Các sáng kiến quan trọng bao gồm chiến lược của Chính phủ nhằm tăng tín dụng xanh lên 10% tổng dư nợ (năm 2025) và 25% (năm 2030), cùng với hướng dẫn từ cơ quan quản lý Nhà nước về trái phiếu xanh và quản lý rủi ro môi trường.

Trái phiếu xanh dần trở nên quen thuộc không chỉ ở khu vực công mà cả ở khu vực tư nhân. Năm 2020, Vietcombank đã phát hành trái phiếu xanh đầu tiên để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững, với số tiền huy động lên đến 3.000 tỷ đồng. Năm 2021, các dự án năng lượng tái tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tài trợ 500 triệu USD thông qua việc phát hành trái phiếu xanh của chính đơn vị này.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo Đề án, các giai đoạn phát triển thị trường carbon gồm: Triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước (tháng 6/2025 đến hết năm 2028); chính thức vận hành sàn giao dịch carbon trong nước (từ năm 2029).

Việc thành lập thị trường carbon được kỳ vọng sẽ tạo ra một luồng tài chính mới cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp. Từ đó, góp phần phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xem thêm
Pakistan muốn bắt tay Việt Nam phát triển trục logistics nông sản xanh

Đại sứ Kohdayar Marri kỳ vọng hai nước đẩy mạnh hợp tác về giống cây trồng và sáng kiến tăng trưởng xanh, lấy nông nghiệp làm nền tảng kết nối lâu dài.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá

Từ ngày 5/5, Hòa Phát xuất khẩu sản phẩm thép hộp vào Mỹ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.