| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Cá biển và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt

Chủ Nhật 20/10/2019 , 19:17 (GMT+7)

Cá biển tự nhiên ở vùng biển Kiên Lương và cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Kiên Hải bị chết hàng loạt, nghi do sốc môi trường.

16-43-44_2c_nuoi_bi_chet_nhung_ngu_dn_dnh_chiu_trn_chu_khong_the_di_chuyen_long_be_di_noi_khc
Cá nuôi bị chết nhưng ngư dân đành chịu trận chứ không thể di chuyển lồng bè đi nơi khác.

Thông tin trên do ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết.

Cụ thể, từ ngày 17-18/10, cá nuôi lồng bè của các hộ dân ở xã đảo Hòn Tre (Kiên Hải) bị chết hàng loạt với số lượng lên đến hàng chục tấn. Cá bị chết chủ yếu là cá bớp, trọng lượng từ 2 kg/con trở lên.

Theo thống kê sơ bộ, đã có 16 hộ nuôi cá lồng bè ở khu vực này bị thiệt hại, tỷ lệ cá chết từ 30 - 70%/lồng, với số lượng khoảng 10.000 con. Hiện nay, tình trạng cá chết đã giảm nhiều, ngư dân đang đưa cá vào đất liền tiêu thụ để có thể giảm bớt thiệt hại. Ông Đào Hữu Hiền, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Hải cho biết, đơn vị đang thống kê, nắm danh sách và phối hợp Trung tâm Quan trắc môi trường của tỉnh xét nghiệm môi trường nước để tìm nguyên nhân.

Cùng thời điểm này, tại vùng biển Kiên Lương cũng xuất hiện tình trạng cá biển tự nhiên bị chết rải rác, trôi dạt vào bờ.

Theo ông Quảng Trọng Thao, nguyên nhân rất có thể do môi trường thay đổi đột ngột, làm cá bị sốc và chết. Do thời điểm này đang là mùa lũ, nước từ đồng ruộng vùng Tứ giác Long Xuyên theo các kênh thoát lũ đổ ra biển Tây, làm môi trường bị xáo trộn, độ mặt bị giảm đột ngột. Hàng năm, vào thời điểm này cũng thường xảy ra tình trạng cá nuôi ven biển bị chết.

16-43-44_3nguoi_dn_vot_xc_c_bien_tu_nhien_bi_chet_troi_dt_vo_bo_ti_vung_bien_kien_luong
Người dân vớt xác cá biển tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ tại vùng biển Kiên Lương.

Hiện Sở Tài nguyên – Môi trường Kiên Giang đã lấy mẫu cá chết, mẫu nước trong khu vực để xét nghiệm, tìm nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.