| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Hà Nội tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản

Thứ Ba 12/01/2021 , 15:35 (GMT+7)

Công tác khuyến nông từ chỗ chỉ chú trọng tập trung vào tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, đã chuyển mạnh sang kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Năm 2020, tác động của dịch bệnh Covid 19 kéo dài, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, tiêu thụ đã ảnh hưởng đến hiệu quả một số mô hình khuyến nông, mô hình vay vốn quỹ khuyến nông. Vì vậy, nhu cầu kết nối để tiêu thụ sản phẩm lại càng quan trọng.

2020 là năm đầu triển khai thực hiện chương trình khuyến nông thành phố giai đoạn 2020 - 2025, việc hoàn thiện và trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch năm muộn (tháng 4/2020) nên công tác triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, không phân bổ kinh phí được một số mô hình do quá thời vụ.

Tuy vậy, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vẫn tổ chức thực hiện được 22 dạng mô hình tại 101 điểm với 1.242 hộ tham gia. Tiêu biểu như sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy, thâm canh cây ăn quả theo hướng VietGAP, hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng, nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn…

Một phiên chợ nông sản ở Hà Nội. Ảnh: NNVN

Một phiên chợ nông sản ở Hà Nội. Ảnh: NNVN

Đồng thời, Trung tâm còn mở hàng trăm lớp đào tạo, tập huấn về khoa học, kỹ thuật cho hàng vạn lượt nông dân, làm tốt công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn quỹ khuyến nông - “đặc sản” riêng của Hà Nội nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất của bà con.

Đối với các vùng sản xuất tập trung, nguồn vốn cho vay được giải ngân xuống tận cơ sở đảm bảo an toàn thuận lợi cho các hộ. Tổng nguồn kinh phí quỹ tính đến 31/12/2020 là hơn 204 tỷ đồng, trong đó kinh phí quỹ khuyến nông nguồn phát triển sản xuất là 150,8 tỷ đồng, kinh phí quỹ khuyến nông nguồn phát triển cơ giới hóa 53,2 tỷ đồng.

Các mô hình cơ bản được triển khai đảm bảo tiến độ, khung thời vụ. Công tác đấu thầu mua sắm giống, vật tư thiết yếu phục vụ mô hình khuyến nông, lựa chọn đơn vị cung cấp được thực hiện khẩn trương, minh bạch, đảm bảo tiến độ của các mô hình, chương trình khuyến nông.

Đơn vị đã tham mưu giúp Sở NN-PTNT Hà Nội xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền của ngành phù hợp tình hình thực tế, theo chỉ đạo của thành phố về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Các trạm khuyến nông tích cực trong phối hợp thực hiện tốt một số hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở cơ sở như tham gia cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức hướng dẫn đánh chuột đại trà, hướng dẫn gieo cấy lúa vụ xuân, vụ mùa; tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đánh giá năng suất lúa...

Có thể nói, chưa bao giờ sản xuất nông nghiệp lại dễ dàng như hiện nay vì đã có máy móc, khoa học kỹ thuật hỗ trợ tận chân ruộng, đầu chuồng, đầu ao chỉ còn lại một khâu khó là tiêu thụ sản phẩm nên rất cần kết nối thị trường.

Hiểu được điều đó, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai các cuộc hội thảo liên kết sản xuất và tiệu thụ sản phẩm tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đã kết nối các công ty, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nhiều hợp tác xã, trang trại.

Hội nghị bàn giải pháp phát triển nông nghiệp ở Ứng Hòa. Ảnh: NNVN

Hội nghị bàn giải pháp phát triển nông nghiệp ở Ứng Hòa. Ảnh: NNVN

Điển hình như Công ty CP TM Chế biến Thực phẩm sạch Từ Tâm ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nhiều đơn vị trên địa bàn các huyện, cụ thể như: Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Ba Vì, Công ty CP Thực phẩm sạch Ba Vì, Công ty TNHH thương mại Ba Vì Foods, HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm, HTX Rau hữu cơ Cuối Quý, Công ty cổ phần Thanh Thanh Food...

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bữa ăn an toàn ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các đơn vị trên địa bàn nhiều huyện như: Công ty CP Thực phẩm sạch Ba Vì, Công ty TNHH thương mại Ba Vì Foods, HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm, HTX Sản xuất và Kinh doanh Nông nghiệp Phúc Thọ, HTX Nông nghiệp Khánh Phong.

Công ty Xuất ăn Hà Nội ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các đơn vị trên địa bàn các huyện, cụ thể với: HTX Đặng Xá, Công ty An Phát tại Thường Tín, HTX Yên Mỹ, HTX Đai Lan, Công ty Song Đạt...

HTX Nông nghiệp Hữu cơ Tiên Dương kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Hội nông dân Ba Vì, HTX nông nghiệp Khánh Phong. Chuỗi thực phẩm sạch Bác Tôm ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm với HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến với sản phẩm Bưởi VietGAP, sản lượng tiêu thụ 10.000 quả/năm.

Công ty Cổ phần Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn của các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn, Sơn Tây, Chương Mỹ, Ba Vì, Thạch Thất, Ứng Hòa...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.