| Hotline: 0983.970.780

Khuyến khích không tái đàn heo để phát triển du lịch

Thứ Ba 02/11/2021 , 17:50 (GMT+7)

Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) vận động các hộ dân sản xuất bột không tái đàn heo hoặc đổi mới công nghệ sản xuất bột không gắn liền với chăn nuôi heo.

Với định hướng phát triển đô thị, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã vận động các hộ dân sản xuất bột không tái đàn hoặc đổi mới công nghệ sản xuất bột không gắn liền với chăn nuôi heo để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch làng nghề.

Nhiều hộ làm bột mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất bột theo quy trình mới không lệ thuộc vào việc nuôi heo. Ảnh: TN.

Nhiều hộ làm bột mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất bột theo quy trình mới không lệ thuộc vào việc nuôi heo. Ảnh: TN.

Nghề làm bột ở Thành phố Sa Đéc đã tồn tại hơn 100 năm qua với hơn 300 hộ sản xuất, tập trung chủ yếu ở xã Tân Phú Đông và một phần ở phường 2 và xã Tân Quy Tây. Trước nay, tập quán sản xuất của bà con làng bột là lấy bột cặn để chăn nuôi heo kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lại gây ra ô nhiễm môi trường, người dân thường thua lỗ do dịch bệnh, giá cả bấp bênh.

Để phát huy giá trị của làng nghề trăm tuổi này, UBND Thành phố Sa Đéc đã có kế hoạch phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống, Thành phố đã có chủ trương thu hẹp dần đàn heo, vận động bà con làng nghề không tái đàn.

Theo đó, địa phương đã hỗ trợ bà con tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại, hỗ trợ vốn đầu tư máy móc, thiết bị. Hiện tại, làng bột đã có nhiều cơ sở đầu tư máy móc, thu mua bột cặn để sấy khô, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, từ đó giúp bà con giải quyết bài toán khó về tiêu thụ bột cặn, vừa có thêm thu nhập.

Từng là địa phương có tổng đàn heo lớn nhất nhì của tỉnh Đồng Tháp, có lúc cao điểm Thành phố Sa Đéc có tổng đàn heo lên đến 55 ngàn con. Tuy nhiên hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn thành phố đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3.000 con.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.