| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo chăm sóc tôm trong thời gian phòng, chống Covid-19

Thứ Tư 15/09/2021 , 23:04 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khuyến cáo người nuôi không vì sợ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà thu hoạch tôm bán đồng loạt, khiến cung vượt cầu đột ngột.

Theo dự báo thời tiết của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng: Trong tháng 9/2021, có 26 – 29 ngày có mưa, tổng lượng mưa 230 – 325mm, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của thời tiết trong mùa mưa, giúp người nuôi tôm vượt qua khó khăn, đặc biệt trong lúc giá tôm nguyên liệu giảm thấp do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khuyến cáo một số vấn đề như sau:

Cần tiếp tục tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý đê thu hoạch, không thu hoạch ồ ạt. Ảnh: TL.

Cần tiếp tục tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý đê thu hoạch, không thu hoạch ồ ạt. Ảnh: TL.

- Theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, đảm bảo nằm trong ngưỡng thích hợp; đặc biệt chú ý các yếu tố pH, độ kiềm, oxy, khí độc, nhiệt độ nước... rất dễ biến động theo hướng bất lợi cho tôm sau những cơn mưa lớn.

- Chủ động bón vôi xung quanh bờ ao trước khi mưa: vôi CaCO3 với liều lượng 10kg/100m2, tránh giảm pH, độ kiềm đột ngột và hạn chế nước ao bị đục sau mưa.

- Tháo bỏ phần nước mưa trên mặt (đối với những cơn mưa lớn), tránh gây sốc độ mặn, nhiệt độ đột ngột sau mưa.

- Sau khi mưa kiểm tra lại pH và độ kiềm, sử dụng vôi CaCO3 hoặc  Dolomite khoảng 10-15kg/1.000m3 để điều chỉnh pH và độ kiềm cho phù hợp.

- Định kỳ sử dụng khoáng tạt vào ban đêm để kích thích tôm lột xác đồng loạt, mau cứng vỏ và hạn chế tối đa tôm bị sốc trong thời điểm lột xác; sử dụng các chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường ao nuôi.

- Vào những ngày không có nắng, mưa liên tục hoặc quan sát thấy tôm lột xác... cần giảm 20-30% lượng thức ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước.

- Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

- Quan sát kỷ hoạt động của tôm, tình hình sức khỏe tôm nuôi (màu sắc, các phụ bộ, đường ruột, khả năng bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,…) để có hướng xử lý kịp thời.

- Dự trữ đủ các loại vôi, khoáng chất, các chất xử lý môi trường, nhiên liệu,… để xử lý kịp thời các tình huống x

ấu thường xảy ra trong mùa mưa.

- Không vì sợ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà thu hoạch tôm bán đồng loạt, làm cho giá tôm nguyên liệu càng giảm do cung vượt cầu. Tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất