| Hotline: 0983.970.780

Không để dịch tả lợn Châu Phi lây lan rộng

Thứ Năm 06/06/2024 , 13:45 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Tính đến 16 giờ ngày 5/6/2024, dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan tới 23 hộ của 9 xóm trên địa bàn 2 xã Dân Tiến và Tràng Xá thuộc huyện Võ Nhai.

Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Ảnh: QL.

Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Ảnh: QL.

Tiêu hủy 131 con lợn

Theo số liệu từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), tính đến 16 giờ ngày 5/6/2024, trên địa bàn huyện có tổng số 23 hộ của 9 xóm trên địa bàn 2 xã Dân Tiến và Tràng Xá có lợn chết tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn tiêu hủy là 131 con với tổng trọng lượng 3.212kg (trong đó lợn nái 38 con, lợn thịt 35 con, lợn con là 58 con).

Theo bà Đặng Thị Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Võ Nhai, nắm bắt tình hình dịch bệnh, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch.

Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai đã phối hợp Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Thái nguyên chỉ đạo UBND xã Dân Tiến, Tràng Xá triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trên địa bàn. Cấp phát 1.300 lít hoá chất khử trùng, tiêu độc và 100 lít hóa chất diệt ruồi, muỗi cho UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để phòng bệnh.

Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức 21 lớp tập huấn tuyên tuyền phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi cho các nhân viên thú y và cộng tác viên, trưởng xóm, tổ trưởng tổ dân phố, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn các xã, thị trấn…

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai đề nghị UBND xã Dân Tiến, Tràng Xá tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo phụ trách các xóm trên địa bàn, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn.

Tiếp tục chỉ đạo nhân viên thú y xã triển khai rà soát thống kê đàn lợn trên địa bàn tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại các xóm, để có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Tiếp nhận và quản lý cấp phát các loại hoá chất khử trùng tiêu độc, hoá chất diệt côn trùng được cấp theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, sử dụng đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí.

Lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: QL.

Lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: QL.

Xử lý nghiêm việc vận chuyển lợn, sản phẩm động vật bị bệnh, không rõ nguồn gốc

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, ông Dương Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai yêu cầu các xã tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm động vật bị bệnh, không rõ nguồn gốc.

Lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn huyện chỉ đạo cán bộ thú y tăng cường bám sát địa bàn, theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, hỗ trợ vật tư thú y, thuốc khử trùng, vôi bột… cho xã và hướng dẫn, giám sát công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh.

Tuyên truyền hướng dẫn các hộ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn cơ quan chuyên môn. Ký cam kết để người dân thực hiện: không giấu dịch, không bán chạy lợn mắc bệnh, không giết, mổ không ăn thịt lợn mắc bệnh, không vứt xác lợn chết ra môi trường.

Tuyên truyền cho nhân dân tại địa bàn, vận động người dân chủ động tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn, khai báo dịch bệnh kịp thời và không bán chạy gia súc mắc bệnh, đặc biệt là tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND huyện.

Tại buổi kiểm tra thực tế tại một hộ dân của xã Dân Tiến về việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại sau khi có lợn bị bệnh và đã tiêu hủy trước đó, đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Thái Nguyên yêu cầu, các xã, ngành chức năng của huyện cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh, tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, lợn chết.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất