| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa điều tra xác heo chết vứt ra môi trường

Thứ Hai 04/03/2019 , 12:18 (GMT+7)

Sáng 4/3, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, đã chỉ đạo cơ quan chức năng xuống hiện trường điều tra, xác định nguyên nhân vì sao xác heo chết vứt ra môi trường.

Hàng chục xác heo vứt ra môi trường

Trước đó, cơ quan thú y đã phát hiện 2 địa điểm có xác heo chết không rõ nguồn gốc đều thuộc trên địa bàn huyện Cam Lâm. Cụ thể, vào lúc 5 giờ sáng 3/3, trong lúc tuần tra cơ quan chức năng phát hiện 18 xác heo tại hồ chứa nước Suối Dầu, thuộc xã Suối Tân.

Lãnh đạo tỉnh và ngành thú y Khánh Hòa đang họp trực tuyến ứng phó DTLCP

Chiều cùng ngày, cơ quan phát hiện thêm khoảng 20 con heo chết mắc kẹt dưới cống nước tại kênh chính nam hồ chứa nước Cam Ranh đoạn qua địa bàn xã Cam Hiệp Bắc. Hầu hết số heo này đạt trọng lượng xuất bán, chết đã trương sình và trên mình một số heo có vết sơn màu đỏ.

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa, cho biết sau khi phát hiện, cơ quan chức năng đã phối hợp các chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy chôn lấp toàn bộ số heo chết, đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng xung quanh theo đúng quy định.

Theo ông Bản, hiện chưa xác định số heo chết này bắt nguồn từ đâu và bệnh gì. Do heo chết đã trương sình cho nên việc lấy mẫu xác định nguyên nhân không thực hiện được. Tuy nhiên Sở cũng đã chỉ đạo cơ quan chức năng xuống hiện trường rà soát, kiểm đếm lượng đàn, để điều tra làm rõ.
 

Khuyến cáo thực hiện “5 không”

Trước tình hình DTLCP đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Bắc và không loại trừ khả năng trong thời gian tới DTLCP sẽ lan truyền vào tỉnh. Do đó ngành thú y Khánh Hòa khuyến cáo người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thực hiện 5 không theo đúng Luật thú y, đó là: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lơn chết, không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn bệnh ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Ông Lê Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Khánh Hòa, cho biết, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh hiện trên 260.000 con. Để ứng phó DTLCP từ tháng 9/2018 đến nay, Chi cục đã triển khai quyết liệt các giải pháp ứng phó.

Heo chết vứt ra môi trường được tìm thấy trên địa bàn huyện Cam Lâm

Theo đó, về con người gồm cán bộ thú ý, người dân, người chăn nuôi đã được tập huấn về thông tin, triệu chứng bệnh dịch bệnh, để chủ động ứng phó. Đặc biệt, tất cả cán bộ đã lập Zalo nội bộ để tuyên truyền thẳng các nội dung đã đưa vào tuyên truyền về phòng chống DTLCP.

“Do đó, một người thú ý đã thành một tuyên truyền viên để xuống cơ sở. Đối với các xã, phường đều thực hiện tốt công tác tuyên truyền về khai báo dịch. Cho nên tất cả hiện tượng có heo ốm hay chết đều đã được khai báo và giám sát. Qua giám sát, các mẫu kiểm tra chưa phát hiện DTLCP trên địa bàn”, ông Thắng khẳng định.

Cũng theo ông Thắng, về vật tư hóa chất thì hiện nay đã có nguồn dự trữ chống dịch của tỉnh. Hiện đặt 2 vị trí trong tỉnh là Ninh Hòa và TP Nha Trang, để khi có dịch bệnh xảy ra có hóa chất dập dịch liền.

Trước đó, ngày 1/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú Y đã tiếp nhận thông tin có lợn ốm, chết tại hộ ông Lê Giang, thôn Xuân Lập, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm. Qua kiểm tra, mổ khám ngành thú y nghi bị bệnh lở mồm long móng, đã lấy mẫu gửi xét nghiệm và UBND huyện đã quyết định tiêu hủy 22 con lợn, có trọng lượng 812kg (2 nái, 10 lợn con 3 ngày tuổi, 10 con 3 tháng tuổi).

Theo cơ quan chức năng, kết quả xét nghiệm lợn mắc bệnh LMLM typ O, không phát hiện bệnh DTLCP. UBND xã Cam Tân đã triển khai các biện pháp chống dịch; phun thuốc tiêu độc, khử trùng; lập biên bản cam kết chống dịch 7 hộ chăn nuôi lơn, với tổng số 192 con. Đến ngày 3/3, các đàn lợn các hộ chăn nuôi chưa có biểu hiện bệnh.

 

Xem thêm
Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất