| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương hoàn thiện chính sách cho thị trường tín chỉ các bon

Thứ Năm 20/04/2023 , 19:24 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành lâm nghiệp Bắc Trung bộ đã có vị thế mới.

Ông Trần Tuấn Anh: Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ các bon ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Mai.

Ông Trần Tuấn Anh: Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ các bon ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Mai.

Ngày 20/4, tại Quảng Bình, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ NN-PTNT và Tỉnh uỷ Quảng Bình tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Bắc Trung bộ.

Khu vực Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế. Các tỉnh có tổng dân số hơn 11,09 triệu người, với diện tích hơn 51,4 ngàn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước, trong đó có hơn 3,1 triệu ha đất có rừng với độ che phủ 57,4% (chiếm hơn 21,2% diện tích rừng cả nước). Bắc Trung bộ là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Thực hiện Chỉ thị 13, trong 5 năm qua, các địa phương ở Bắc Trung bộ đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng, việc bảo vệ rừng bằng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại chưa được thực hiện, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu lâm nghiệp đặc dụng. “Trong những năm qua, đời sống của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách vẫn chưa đáp ứng được. Vì vậy,  cần phải có cơ chế đối với rừng nghèo kiệt, có cơ chế mới, đặc thù với các lực lượng bảo vệ rừng”, ông Trần Thắng nói.

Ông Nguyễn Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, cho rằng, trước đây bà con có thể khai thác, thu lợi từ rừng với các sản phẩm không phải gỗ, nhưng nay đều cấm.

“Do đó việc xây dựng cộng đồng sinh sống tại cửa rừng, bảo vệ rừng từ vòng ngoài dần mất đi, đồng thời gây khó khăn cho người bản địa, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Ngoài ra, việc chuyển đổi rừng cho nhiệm vụ phòng chống thiên tai cũng rất khó khăn”, ông Giang chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT: 'Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với các địa phương để tháo gỡ, khắc phục xử lý tối đa các tồn tại'. Ảnh: T.Phùng.

Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT: "Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với các địa phương để tháo gỡ, khắc phục xử lý tối đa các tồn tại". Ảnh: T.Phùng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho hay, tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng đạt 57,35% đứng thứ nhất trong 7 vùng cả nước. Vùng có tổng diện tích rừng tự nhiên 2,2 triệu ha. Các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã đẩy mạnh diện tích rừng trồng. Đến nay, diện tích rừng trồng đạt khoảng 1 triệu ha, xuất khẩu gỗ đạt 500 triệu/17,1 tỷ USD toàn quốc.  Vùng đã có khu lâm nghiệp công nghệ cao đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Nghệ An.

Trước những thách thức nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng tại các địa phương, Thứ trưởng đã thay mặt  Bộ NN-PTNT chia sẻ những khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như ngành lâm nghiệp của các địa phương trong thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 13 tại các địa phương có mặt tích cực, làm rất tốt, nhưng có mặt cần điều chỉnh cho phù hợp. “Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành cùng với các địa phương để tháo gỡ, khắc phục xử lý tối đa các tồn tại”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nói.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, bên cạnh các kết quả tích cực đạt được, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng khu vực Bắc Trung bộ còn những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục.

Ngành lâm nghiệp sẽ tạo bước đột phá trong phá triển kinh tế-xã hội các địa phương Bắc Trung bộ. Ảnh: T. Phùng.

Ngành lâm nghiệp sẽ tạo bước đột phá trong phá triển kinh tế-xã hội các địa phương Bắc Trung bộ. Ảnh: T. Phùng.

Các địa phương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng; giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng.  

"Bảo vệ và phát triển rừng gắn với thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo cam kết của nước ta tại COP26 về biến đổi khí hậu”, ông Trần Tuấn Anh chỉ đạo.

Ông Trần Tuấn Anh đồng tình với các kiến nghị, đề xuất của các địa phương và nhấn mạnh một số nội dung như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh, tình trạng di dân tự do.

Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng, đổi mới chính sách đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh phát triển chế biến, thương mại gỗ và lâm sản; phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

“Triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển bền vững dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ cácbon ở Việt Nam", ông Trần Tuấn Anh chỉ đạo.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.