| Hotline: 0983.970.780

Hội quán ở Đồng Tháp và phương châm 'chăm chỉ - tự lực - hợp tác'

Chủ Nhật 18/06/2023 , 16:56 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp có 135 mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Hàng chục HTX được thành lập từ hội quán

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tính đến nay, toàn tỉnh có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Hoạt động của hội quán đa dạng các loại hình như: Sản xuất cây ăn trái, lúa, rau màu, hoa kiểng, nuôi cá tra, cá lồng bè, lươn thịt, sản xuất khô mắm, kinh doanh đa ngành nghề, du lịch và sản xuất tinh bột...

Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 122/143 xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 mô hình hội quán, có 35 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được thành lập từ hội quán và 4 hội quán đã được cấp mã số vùng trồng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình hội quán là phương thức hiệu quả giúp người dân kết nối, cùng chia sẻ, hợp tác để phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thực hiện tốt phương châm “chăm chỉ - tự lực - hợp tác”, là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế tập thể.

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Thông qua các buổi tuyên truyền, sinh hoạt của hội quán và các lớp tập huấn, hội nghị với các nội dung thuộc nhiều lĩnh vực, đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp của người dân, từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập.

Đặc biệt, từ khi mô hình hội quán ra đời, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở cơ sở, trong đó có việc tuyên truyền, vận động thành lập HTX. Đến nay, toàn tỉnh có hàng chục HTX đang phát triển được thành lập từ nền tảng hội quán.

Điển hình như HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới (TP Cao Lãnh) được thành lập trên nền tảng Đồng Tâm Hội quán và Thịnh Hưng Hội quán vào năm 2018. HTX này có 176 thành viên, vốn điều lệ gần 700 triệu đồng, tổng diện tích sản xuất xoài hơn 138ha (chủ yếu là xoài cát chu).

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Võ Tấn Bảo, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới cho biết, tham gia HTX, nhà vườn được tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều diện tích xoài của HTX đã được sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ và theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

HTX đã liên kết tiêu thụ với một số công ty, siêu thị được khoảng 500 tấn xoài, cung ứng các dịch vụ cho thành viên và nông dân gồm phân bón, thuốc BVTV, bao trái xoài, máy nông nghiệp. Bên cạnh đó, HTX còn vinh dự là HTX đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu hàng chục tấn xoài đi các nước khó tính trên thế giới, đem lại giá trị hàng tỷ đồng mỗi năm.

Tạo kênh liên kết với doanh nghiệp

Thời gian qua, hội quán cũng là kênh liên kết quan trọng giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Bước đầu, các hội quán đã ký kết với các công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc ký kết, đã nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hiện tại, đã có rất nhiều thành viên tham gia mô hình sản xuất theo yêu cầu của đối tác tiêu thụ. Ngoài ra, mô hình trở thành nền tảng hình thành và phát triển các HTX mới. Đến nay, đã có 6 HTX nông sản an toàn được thành lập trên cơ sở các hội quán nông dân, qua đây mở ra hướng đi mới, phù hợp với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp.

Hội quán còn là kênh liên kết hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội quán còn là kênh liên kết hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điển hình như Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội (huyện Cao Lãnh) đã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH Thành Đạt An Giang được 365ha để nâng dần diện tích lúa chất lượng cao; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài VietGAP với Công ty Đại Thuận Thiên được gần 6ha, đủ điều kiện xuất khẩu.

Hội quán Thành Tâm (huyện Lai Vung) cũng ký kết hợp đồng cung cấp quýt đường và cam xoàn cho Công ty VinEco và đã hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thu nhập của các nhà vườn tăng 15 - 25%. Còn Đồng Tâm Hội quán phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai 42ha sản xuất xoài đủ điều kiện xuất khẩu sang 3 nước là Mỹ, Malaysia, Trung Quốc...

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương là một trong những tỉnh ở ĐBSCL phát triển sớm và đầu tiên thành lập ra các mô hình hội quán nhằm giúp nông dân tập hợp lại với nhau, “mua chung, bán chung” để tăng hiệu quả trong sản xuất. Bên cạnh đó vai trò của hội quán còn góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối của nhà nước...

Nhiều năm nay, Đồng Tháp luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các hội quán hoạt động, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các ngành chức năng tập huấn công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ máy vi tính, đường truyền cáp quang, tivi, máy chiếu… giúp các hội quán kết nối nhanh về ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ nông sản, hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả và tự tin hơn trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.     

                                                                         

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, phòng chống dịch gặp khó khăn

QUẢNG TRỊ Nhân lực mỏng, kinh phí eo hẹp, sự thiếu ý thức của một bộ phận người chăn nuôi khiến cuộc chiến phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Trị gặp khó khăn.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất