| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng đệm khu bảo tồn

Thứ Tư 06/11/2024 , 18:39 (GMT+7)

Hỗ trợ sinh kế cho người dân góp phần tăng cường sự gắn kết giữa đơn vị quản lý và cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngày 6/11, Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn (Quảng Nam) thông tin, đơn vị này vừa hỗ trợ sinh kế, công cụ sản xuất... cho các cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn.

Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn trao thiết bị chiếu sáng cho cộng đồng thôn Mỹ Lễ, (xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn trao thiết bị chiếu sáng cho cộng đồng thôn Mỹ Lễ, (xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Theo đó, các hạng mục hỗ trợ căn cứ theo Thông tư 21 ngày 14/4/2023 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn cho biết, các hộ dân khu vực vùng đệm Khu bảo tồn được hỗ trợ con giống, đường điện chiếu sáng, vật liệu xây dựng và công cụ sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn.

Việc hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng đệm góp phần tăng cường sự gắn kết giữa ban quản lý và các cộng đồng cũng như gắn trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn rộng gần 19.000ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 13.000ha. Vùng đệm khu bảo tồn rộng 25.000ha, bao gồm 22 thôn thuộc 9 xã của 5 huyện (Nông Sơn, Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn và Hiệp Đức).

Vùng đệm có chức năng như một vành đai bảo vệ, là hàng rào chắn phòng hộ cho khu bảo tồn. Vùng đệm được quy hoạch bảo vệ rừng và môi trường với sự tham gia của người dân; đồng thời phải có chương trình hỗ trợ người dân nâng cao sinh kế, văn hóa - xã hội.

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Mùa sen trên quê Bác

NGHỆ AN Sen không chỉ tạo nên sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đem lại cảnh quan môi trường.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bình luận mới nhất