| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng sớm ổn định sản xuất sau bão Wipha

Thứ Hai 28/07/2025 , 05:08 (GMT+7)

Sau bão Wipha, Hải Phòng chủ động chỉ đạo các giải pháp khẩn cấp, từ khôi phục sản xuất nông nghiệp đến ổn định hạ tầng, đảm bảo đời sống người dân.

Mất hơn 10 tỷ đồng do bão

Theo báo cáo ban đầu của Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hải Phòng, tổng thiệt hại do bão số 3 (Wipha) gây ra trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 10,48 tỷ đồng, trong đó thiệt hại tài sản của nhân dân là hơn 6 tỷ đồng. Thiệt hại nặng nề nhất là các công trình xây dựng và hạ tầng đô thị, gió lớn đã quật ngã, làm gãy đổ 1.040 cây xanh, làm hư hỏng 25 biển báo giao thông, gây thiệt hại khoảng 2,4 tỷ đồng.

TP Hải Phòng ước tính thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão Wipha là hơn 10 tỷ đồng. Ảnh: Đinh Mười.

TP Hải Phòng ước tính thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão Wipha là hơn 10 tỷ đồng. Ảnh: Đinh Mười.

Tại khu vực Đồ Sơn, tuyến đường ven biển Vạn Hương bị sạt lở bờ kè và sụt lún chân kè. Nhiều công trình công cộng như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế cũng bị tốc mái, đổ tường bao.

Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, bão Wipha cũng gây ra sự cố cho 36 đường dây điện, khiến hơn 180.000 hộ dân bị mất điện trong nhiều giờ. Hầu hết các sự cố này đều được sớm khắc phục.

Với hệ thống đê điều, thiệt hại ước tính khoảng 1,5 tỷ đồng, chủ yếu do các sự cố nước tràn qua đê và sạt trượt. Đơn cử như tại khu vực Tiên Lãng (cũ), nước đã tràn qua cống Quý Cao và đê bối Quý Cao trên tuyến tả sông Luộc, buộc lực lượng chức năng phải huy động bao tải đất để đắp chống tràn khẩn cấp.

Tại khu vực An Lão (cũ), các đoạn đê tả sông Văn Úc cũng bị sạt trượt mái và chân đê. Riêng tại khu vực Đồ Sơn, sóng lớn đã làm sạt trượt một đoạn dài 15m chân kè Bốt Đỏ tại vị trí K1+750 đê biển 1 Hải Phòng.

Các công trình thủy lợi cũng bị hư hỏng nặng với thiệt hại ước tính 1,8 tỷ đồng. 5 đoạn bờ kênh Kim Sơn, Đình Đào bị sạt trượt, thẩm lậu nghiêm trọng, khối lượng đất sạt lở lên tới 1.620 m³. Nước dâng và sóng lớn cũng làm hư hỏng hàng loạt kè mái và tường cánh của các cống lớn như Đông Côn, Nam Từ, Kênh Lương, Nẻ Ngoài, C1.

Nhanh chóng ổn định sản xuất

Về sản xuất nông nghiệp, hơn 15 ha lúa bị thiệt hại trên 70%, gần 8 ha rau màu bị mất trắng và hơn 92 ha cây ăn quả bị thiệt hại nặng. Gần 10.000 con gia cầm bị ảnh hưởng do bão. Nước triều cường dâng cao đã làm ngập 14 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, ước tính cuốn trôi 3 tấn cá và 20 vạn con cà ra sắp đến kỳ thu hoạch. Tại xã Vĩnh Bảo, một đoạn bờ bao nuôi rươi, cáy cũng bị vỡ.

Người dân đã sớm quay trở lại ổn định sản xuất mùa vụ bình thường. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân đã sớm quay trở lại ổn định sản xuất mùa vụ bình thường. Ảnh: Đinh Mười.

Sau bão, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng nhanh chóng ra các văn bản chỉ đạo khắc phục hậu quả. Đối với trồng trọt, ưu tiên hàng đầu là tiêu thoát nước nhanh cho các diện tích bị ngập úng. Sở yêu cầu các công ty thủy lợi tiếp tục vận hành tối đa các trạm bơm, cống tiêu, đồng thời hướng dẫn nông dân giữ mực nước mặt ruộng từ 3-5 cm để cây lúa phục hồi.

"Với diện tích lúa bị thiệt hại nhẹ, nông dân được hướng dẫn dặm tỉa kịp thời. Với diện tích chưa gieo cấy, cần khẩn trương làm đất, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/7.

Với diện tích rau màu và cây ăn quả thiệt hại nặng trên 70%, cần vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất để gieo trồng rau ngắn ngày hoặc chuẩn bị đất cho vụ đông sớm", bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng thông tin.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường được đặt lên hàng đầu để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Các địa phương được chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý xác động vật chết, sửa chữa chuồng trại, gia cố lại lồng bè.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Những lớp học tại vườn và giấc mơ sầu riêng công nghệ cao

TP.HCM Không còn phụ thuộc kinh nghiệm truyền miệng, nông dân Thanh An đang thay đổi tư duy trồng trọt, bắt đầu từ những buổi học giữa vườn sầu riêng.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất