| Hotline: 0983.970.780

Hai bệnh viện phối hợp lấy dị vật 'kẹt' đường thở bệnh nhi 8 tháng tuổi

Chủ Nhật 28/04/2024 , 12:01 (GMT+7)

TP.HCM Bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Đồng thành phố lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Dị vật là phần cuống của trái xoài được các bác sĩ lấy ra bằng hệ thống ống soi mềm từ thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Dị vật là phần cuống của trái xoài được các bác sĩ lấy ra bằng hệ thống ống soi mềm từ thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Bé trai 8 tháng tuổi đang ăn cơm tại nhà và được mẹ cho trái xoài cầm chơi. Bé đưa lên miệng ngậm rồi đột ngột ho sặc sụa liên tục, quấy khóc. Mẹ bé ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần.

Sau khi thấy con hết ho và không quấy khóc, mẹ cho bé theo dõi tại nhà. Đến sáng, bé khó thở, tím tái và được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương, được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản lấy dị vật hai lần nhưng do dị vật nằm sâu trong phế quản thùy dưới bên phải nên việc tiếp cận, lấy dị vật gặp nhiều khó khăn.

Sau khi hội chẩn, lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử ekip nội soi gồm bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng cùng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm và các thiết bị cần thiết để hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Với sự phối hợp nhịp nhàng của các y bác sĩ hai bệnh viện, dị vật là phần cuống của trái xoài được lấy ra. Hiện, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn, đang được các bác sĩ điều trị và theo dõi thêm.

BS.CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng, hoặc có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu chữa thành công hai trường hợp trẻ ở tuổi tiểu học bị dị vật đường thở do hít phải các mảnh rời dụng cụ học tập.

Trường hợp đầu tiên là bé gái 7 tuổi, ngụ Bình Dương, trong lúc chơi với anh chị tại nhà, bé cắn phần đầu tẩy xóa trên cây bút mực và vô tình nuốt vào khiến bé bị sặc, ho nhiều, không ói, kèm đau bụng. Thấy bé khó thở tăng dần, sưng vùng cổ mặt nên gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, xử trí ban đầu và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Ngay lập tức, bệnh nhi được nội soi phế quản lấy dị vật và đặt ống dẫn lưu khí. Gần một tuần điều trị, bệnh nhi ổn định và cho xuất viện.

Tương tự, bé trai 7 tuổi, ở tỉnh Bình Thuận. Trong giờ ra chơi ở trường, bé cùng bạn đùa nhau cắn vào đầu bút bi để lấy phần đầu bấm. Vì bị hít sặc, bé bắt đầu khàn tiếng khó thở, được nhà trường đưa đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Do thanh môn bị tổn thương phù nề nhiều nên việc tiếp cận và đưa dị vật ra gặp rất nhiều khó khăn. Bé đã được các bác sĩ thành công lấy được dị vật, giúp cháu bé vượt qua được nguy kịch. Hiện tại tình trạng em đã được ổn định và tiếp tục theo dõi.

BS.CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1 lưu ý, khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước sơ cứu tại nhà, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Sang chấn tâm lý sau bạo hành, làm sao hóa giải?

Sang chấn tâm lý ở những người từng bị bạo hành, luôn có những diễn tiến phức tạp, mà sự tổn thương ảnh hưởng đến cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Đức lang quân nóng lòng có con trai nối dõi

Đức lang quân dù không tôn thờ quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng vẫn muốn có con trai nối dõi để khỏi bị thiệt thòi thừa kế gia sản.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất