Trong những ngày Tết Nguyên đán, chúng tôi gặp lại ông. Ông đã dành cho chúng tôi buổi trò chuyện đầu năm về những nghiên cứu của ông tại Việt Nam.
![]() |
Ông Thomas Bardin và vợ tại cổng thành Huế xưa |
Được biết cuối năm 2017, tại Đại hội thường niên Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) ông và các cộng sự đã công bố nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh gút của Viện gút, nghiên cứu này có sự đóng góp thế nào từ các đối tác Việt Nam?
Gs Thomas Bardin: Lần đầu tiên tôi đến thăm Viện Gút ở TP.HCM theo lời mời của ông Nguyễn Đình Quang, Chủ tịch Viện Gút là năm 2014, khi đó tôi đã rất ấn tượng. Tôi không ngờ bệnh gút ở Việt Nam lại nghiêm trọng đến vậy, điều này hiếm gặp ở các nước phát triển. Đồng thời tôi cũng phát hiện, Viện Gút là mô hình nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút độc đáo duy nhất trên thế giới.
Hiện nay tại Pháp và các nước phát triển đã có mô hình điều trị vòng xoắn bệnh lý của bệnh tiểu đường hay của bệnh lý tim mạch… với các bệnh lý đi kèm ở giai đoạn nặng. Nhưng trên thế giới vẫn chưa có mô hình điều trị vòng xoắn bệnh lý của gút với các bệnh lý liên quan ở giai đoạn nặng của các bệnh như : suy thận, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2… Tôi đã đến nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu về bệnh gút, nhưng chưa thấy ở đâu có nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng tìm đến điều trị như tại Phòng khám đa khoa Viện Gút. Hơn nữa cách thức tổ chức khám, chẩn đoán, điều trị và quản lý điều trị ngoại trú xuyên suốt của Viện Gút rất chặt chẽ, khoa học và toàn diện.
Đây là cơ hội để các nhà khoa học của Việt Nam và các nước vừa phối hợp nghiên cứu biến chứng của bệnh gút ở giai đoạn nghiêm trọng, vừa giúp hoàn thiện mô hình điều trị vòng xoắn bệnh lý của gút với các bệnh liên quan mà Viện Gút đã xây dựng. Mô hình này nếu được hoàn thiện có thể sẽ được ứng dụng tại nhiều nơi trên thế giới, giúp cho việc điều trị bệnh gút hiệu quả hơn.
TLS Pháp tại TP.HCM Emanuel – LY BATTALAN, giáo sư Christian Clerici, Chủ tịch đại học Paris 7 của Pháp và giáo sư Phedric Ogé Phó chủ tịch của đại học Paris 7 cũng thống nhất quan điểm trên và đã cùng nhau thúc đẩy chương trình hợp tác giữa Viện Gút với trường đại học Paris 7 của Pháp và trường đại học Y dược TP.HCM.
Mặc dù đến tháng 6/2017, các thỏa thuận hợp tác này mới chính thức được ký kết, nhưng từ năm 2015 các chuyên gia của đại học Paris 7, đại học Paris 5, đại học y dược TP.HCM và Viện Gút đã phối hợp triển khai các nghiên cứu về gen, về di truyền, về lâm sàng…của bệnh gút và các bệnh lý liên quan. Trong đó, một nghiên cứu lâm sàng được triển khai từ cuối 2015 và kết thúc vào cuối 2017 theo dõi 100 bệnh nhân gút bị biến chứng nặng được điều trị tại phòng khám đa khoa Viện Gút. Tất cả bệnh nhân đến Viện Gút đều được áp dụng khuyến nghị của Liên đoàn chống các bệnh thấp khớp châu Âu (EUAR) và Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) về điều trị hạ nồng độ acid uric máu.
Tôi nhận thấy kết quả điều trị trên 100 bệnh nhân này vô cùng ấn tượng so với những gì có thể đọc được trong y văn thế giới. Trong các thử nghiệm thuốc mới điều trị gút trên thế giới thường phải mất từ 4 – 5 năm mới có thể đạt được kết quả này. Còn tại Viện Gút chỉ mất có 1 năm là hầu như không còn bệnh nhân nào phải dùng thuốc chống viên giảm đau. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được cải thiện đáng kể.
Theo tôi nghĩ, kết quả đạt được có thể nhờ vào việc Viện Gút đã kiểm soát rất tốt các bệnh lý liên quan gút. Nghiên cứu này đã gây tiếng vang lớn tại Đại Hội thường niên Hội thấp khớp học Mỹ và Hội thấp khớp học Pháp diễn ra vào tháng 11 và tháng 12/2017. Nguyên cứu này giúp khẳng định khuyến nghị của EULAR/ACR về điều trị bệnh gút đã đi đúng hướng. Theo đó, thời gian tới sẽ có rất nhiều các nghiên cứu quốc tế về bệnh gút và các bệnh lý liên quan được triển khai tại Việt Nam.
Qua thời gian nghiên cứu bệnh Gút tại Việt Nam, ông đánh giá tình trạng bệnh gút tại Việt Nam như thế nào?
Gs Thomas Bardin: Dù đã xác định trước là sẽ tổ chức nghiên cứu về biến chứng của bệnh gút ở Việt Nam, nhưng tôi vẫn bị sốc vì mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân gút bị biến chứng tại đây. Ở các nước phát triển, tỉ lệ mắc bệnh gút khá cao, nhưng nhờ được điều trị tốt nên ít có trường hợp bệnh nặng như ở Việt Nam.
Theo tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến chứng của bệnh nhân gút như: bệnh gút chưa được xã hội quan tâm tầm soát sớm; không được điều trị đầy đủ; nhiều bác sĩ cơ xương khớp chưa áp dụng các khuyến nghị quốc tế về phác đồ điều trị gút. Tình hình quá tải tại các bệnh viện cũng là một trong những lí do mà bệnh nhân không được kiểm soát điều trị.
![]() |
Bệnh nhân Gút đang được siêu âm tại Viện Gút |
Thêm vào đó, bệnh nhân chỉ quan tâm điều trị cắt cơn đau tạm thời, nghĩ mình hết bệnh nên tự ý ngưng điều trị, bỏ ngang, làm cho vòng xoắn của gút với các bệnh liên quan như suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim mãn tính, rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường… ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tôi cũng rất lo lắng trước tình trạng trong quá trình điều trị, một số bệnh nhân đã bỏ ngang khi bệnh thuyên giảm. Vì nếu bệnh không được theo dõi điều trị triệt để thì chỉ 6 tháng tới 1 năm sau là bệnh có thể bị tái phát, khi đó có nguy cơ nặng hơn, khó điều trị hơn và hiệu quả điều trị bệnh giảm so với đợt điều trị đầu tiên.
Vì dự án nghiên cứu cùng Viện Gút, ông đã có thời gian trải nghiệm Tết cổ truyền tại Việt Nam, ông cho biết cảm nghĩ về Tết cũng như hoạt động sắp tới của dự án do ông thực hiện?
Gs Thomas Bardin : Tôi và vợ mình đã có một thời gian tuyệt vời ở Huế trong dịp Tết cổ truyền, thật ấn tượng với hình ảnh màu sắc hoa của Tết ở khắp nơi, thật là tuyệt vời! Thời tiết rất lạnh nhưng không quá tệ. Chúng tôi đã viếng thăm nhiều nơi: nội đô Huế, những ngôi mộ của các hoàng đế, chùa chiền, chợ… đặc biệt, không khí du Xuân với hình ảnh tà áo dài khắp nơi khiến không khí Xuân thật đẹp.
Những ngày nghỉ lễ đã qua, hiện nay, tôi và cộng sự của tôi là Gs Jean-Michel Correas, một chuyên gia hàng đầu thế giới về siêu âm thận, đang phối hợp cùng với Viện Gút để nghiên cứu điều trị hiệu quả, cải thiện chức năng thận trên bệnh nhân gút. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh gút có thể gây biến chứng suy thận nhưng trên thế giới chưa có nghiên cứu nào trả lời nghi vấn “Người bệnh gút nếu điều trị hiệu quả, thì liệu chức năng thận có phục hồi hay không, nếu có thì phục hồi được đến mức độ nào?”
Xin cảm ơn ông!