| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho địa phương khi trồng rừng thay thế

Thứ Tư 18/12/2024 , 10:33 (GMT+7)

Thông tư 24/TT-BNNPTNT vừa ban hành hôm 12/12 đã mở biên cho địa phương khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,

Vấn đề trồng rừng thay thế từng khiến nhiều địa phương lúng túng. Ảnh: Nguyễn Nghĩa.

Vấn đề trồng rừng thay thế từng khiến nhiều địa phương lúng túng. Ảnh: Nguyễn Nghĩa.

Điều 2 của Thông tư 24 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023, cũng như Thông tư 25/2022/TTBNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về trồng rừng thay thế.

Theo đó, đối với tỉnh, thành phố tự bố trí được quỹ đất để trồng rừng thay thế, địa phương có thể bố trí trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất giao cho chủ rừng là doanh nghiệp Nhà nước. 

Đây là điểm mới so với Thông tư 22/2023, khi đối tượng chủ rừng là doanh nghiệp Nhà nước chưa được nêu rõ, mà nằm chung trong thành phần "Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".

Ngoài nội dung này, Thông tư 24 tiếp tục quy định chỉ trồng rừng thay thế trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất của chủ rừng được quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.

Ngoài việc "gỡ khó" trong đối tượng trồng rừng thay thế, Thông tư 24 còn "mở biên" cho các tỉnh, thành phố tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ địa phương khác không còn quỹ đất. Cụ thể, địa phương tiếp nhận có thể trồng rừng thay thế trên đất rừng sản xuất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Trước đó, Thông tư 22 chỉ cho phép địa phương tiếp nhận thực hiện trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thế sẽ thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Quá trình nghiệm thu được thực hiện theo hướng dẫn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Kiểm tra thực địa trồng rừng gỗ lớn tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Kiểm tra thực địa trồng rừng gỗ lớn tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Thông tư 24 cũng bổ sung, sửa đổi tiêu chí lựa chọn đơn vị, địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ tỉnh, thành phố không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế. Trong đó, bổ sung thêm thành phần là các đơn vị, địa phương còn quỹ đất rừng sản xuất, bên cạnh quỹ đất về rừng đặc dụng, phòng hộ như Thông tư 22/2023.

Trường hợp có nhiều đơn vị, địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.

Nếu chủ dự án không thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định, UBND cấp tỉnh quyết định tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế bằng nguồn tiền do chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Trường hợp số tiền chủ dự án đã nộp thấp hơn đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh tại thời điểm tổ chức trồng rừng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản gửi chủ dự án thông báo về số tiền chênh lệch đơn giá trồng rừng thay thế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận văn bản, chủdự án phải nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Quy định này đã giải quyết những tồn tại vấp phải trong thực tế khi thực hiện Thông tư 25/2022, đồng thời giúp địa phương và chủ dự án chủ động hơn trong việc trồng rừng thay thế.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong trồng rừng thay thế, Thông tư 24 còn hướng dẫn các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư công trình lâm sinh. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/1/2025.

Việc trồng rừng thay thế từng gây lúng túng cho nhiều địa phương. Trong nhiều buổi làm việc với các tỉnh, thành phố, Bộ NN-PTNT nhận thấy nghịch lý nổi cộm là "có tiền nhưng không tiêu được".

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhiều lần nhấn mạnh, rằng nếu để tính trạng này dây dưa, kéo dài, địa phương sẽ rất khó giải quyết bởi đơn giá trồng rừng thay thế mỗi thời điểm lại khác nhau, chưa kể điều kiện lập địa, tình hình thực tế và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng một khác.

Xem thêm
Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm

HẢI PHÒNG Nhận thấy mô hình chăn nuôi thuần tuý hiệu quả không cao, một hộ dân tại Vĩnh Bảo đã chuyển sang nuôi thỏ tuần hoàn và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất

ĐẮK NÔNG Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh Lâm kiên trì học hỏi và áp dụng hiệu quả phương pháp canh tác hữu cơ cho vườn sầu riêng 15ha.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.