Tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, trồng rừng và trồng cây phân tán, nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.
Tỉnh Kiên Giang hiện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 79.889 ha, trong đó đất có rừng là 66.491 ha, đất chưa có rừng là 13.398 ha, diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 9.714 ha. Diện tích có rừng, gồm: rừng đặc dụng 39.709 ha, rừng phòng hộ 32.065 ha và rừng sản xuất là 8.114 ha. Độ che phủ của rừng năm 2020 là 12%.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 9/15 huyện, thành phố và đã được giao cho các chủ thể quản lý, gồm: 2 Vườn quốc gia, 2 Ban quản lý rừng, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ.
Ông Đoàn Văn Thanh (giữa, hàng đầu), Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác bảo vệ rừng và truy quét chống lấn chiếm đất rừng tại Vườn quốc gia Phú Quốc. Ảnh: HH.
Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, năm 2021 được dự báo là hạn, mặn xảy ra gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nên đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung lực lượng bảo vệ rừng. Theo đó, đã triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quyết định, Kế hoạch của UBND tỉnh và Sở NN-PTNT về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR).
Từ đầu năm cho đến nay, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ rừng tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cáo ý thức bảo vệ rừng. Cụ thể, đã triển khai trong nội bộ 41 cuộc, có 282 đồng chí tham dự, triển khai ra dân 41 cuộc có 1.143 lượt người tham dự.
Công tác tuần tra, truy quét thực hiện 1.140 cuộc, có 3.915 lượt người tham dự. Qua đó, đã phát hiện và lập biên bản 64 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp, như: lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái pháp luật, vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật rừng…
Vượt qua mùa khô hạn
Nhằm bảo vệ rừng đạt hiệu quả, tỉnh đã hướng dẫn xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án PCCCR các cấp. Sở NN-PTNT hướng dẫn cấp huyện, thành phố có rừng và các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2021, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Kết quả, tỉnh phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng tỉnh Kiên Giang và phương án phòng cháy chữa cháy rừng của 2 vườn quốc gia, 2 ban quản lý rừng phòng hộ. UBND huyện, thành phố có rừng phê diệt 42 phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2021.
UBND 34 xã có rừng xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCCCR năm 2021. Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo PCCCR các cấp tổ, đội cơ sở và quy chế phối hợp với các lực lượng. Hướng dẫn 1.092 hộ nhận khoán rừng, hộ gia đình sống ven rừng ký cam kết thực hiện công tác bảo vệ và PCCCR ở địa phương.
Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác bảo vệ rừng và truy quét chống lấn chiếm đất rừng tại Vườn quốc gia Phú Quốc. Ảnh: HH.
Các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp PCCCR theo phương án được phê duyệt, như: cày, ủi tạo đường băng cản lửa, đường cơ động, đắp, gia cố các đập giữ nước, các cống điều tiết nước, nạo vét giếng khơi trữ nước, bố trí các bồn, bể trữ nước, phát dọn thực bì trên các đường kênh, tuyến đường tuần tra … Đã bơm bổ sung hơn 4,1 triệu m3 nước vào rừng trong các tháng mùa khô năm 2021. Các đơn vị chủ rừng đã bố trí 113 trạm chốt, lán trại, với 928 lực lượng trực 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm.
Từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ cháy, diện tích 12 ha, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng đã điều động hàng trăm lượt người và phương tiện chữa cháy. Hiện trạng cháy chủ yếu là thực bì, đồng cỏ, tràm tái sinh rải rác. Các lực lượng đã kịp thời dập tắt, không để cháy lớn, cháy lan vào rừng và không gây thiệt hại tài nguyên rừng.
Tăng cường trồng rừng và trồng cây phân tán
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch triển khai trồng rừng với tổng diện tích là 918,7 ha, chăm sóc rừng là 1.662 ha. Triển khai kế hoạch trồng cây phân tán là 500.000 cây, trong đó 25.000 cây từ nguồn vốn ngân sách và 475.000 cây do các tổ chức, hộ dân trong tỉnh thực hiện. Tập trung trồng chủ yếu ở những diện tích đất bờ vùng, bờ thửa, dọc trục lộ giao thông, các cơ sở công cộng như trường học, bệnh viện, doanh trại, khu công nghiệp, khu đô thị…Đến nay đã triển khai thực hiện được 28.000 cây từ nguồn vốn ngân sách.
Kiên Giang có hệ sinh thái rừng rất đa dạng, bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng ngập phèn và rừng ngập mặn ven biển, với nhiều loại động, thực vật rừng quý hiếm. Ảnh: HH.
Kiên Giang là tỉnh có hệ sinh thái rừng rất đa dạng, bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng ngập phèn và rừng ngập mặn, với nhiều loại động, thực vật rừng quý hiếm. Bên cạnh đó, tỉnh còn có vùng biển rộng lớn, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trên 200 km bờ biển, có tiềm năng về tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Từ đó, đã tạo cho Kiên Giang có vị trí quan trọng cả về mặt kinh tế - xã hội, môi trường, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng trong khu vực.
Xuất phát từ tầm quan trọng của rừng và biển, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Khu dự trữ sinh quyển với diện tích trên 1 triệu ha và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á.
Sau khi Kế hoạch tài chính nguồn ERPA được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tạm ứng 100% kinh phí cho các đơn vị hưởng lợi.
Chương Mỹ Chương trình 'Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh' năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công - tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước...
HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.
Đắk Lắk Nhiều động vật hoang dã đang bị đe dọa và quý hiếm được tái thả về rừng Tây Nguyên nhằm phục hồi quần thể, phát triển sinh học và được bảo vệ chặt chẽ.
Cây dược liệu được phép trồng dưới tán rừng, nhưng phải có phương án cụ thể và không làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng, theo nội dung Nghị định 183 vừa ban hành.
Vĩnh Long và Trà Vinh vừa giải quyết cho 258 trường hợp nghỉ hưu theo Nghị định 178 của Chính phủ, nhằm sắp xếp bộ máy, nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị.
Gia Lai Tây Nguyên vào mùa mưa, mùa mà người dân cũng như công nhân lâm nghiệp đang tất tả gieo ươm những mầm xanh trên thoai thoải những con dốc, trên mênh mang những sườn đồi...
Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.
Từ 1/7, UBND cấp xã có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng của hộ dân, nhóm hộ, tổ hợp tác làm du lịch sinh thái, theo Thông tư 16/2025/TT-BNNMT.
Không chỉ góp phần bảo vệ và phát triển rừng, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bình Thuận còn cải thiện sinh kế cho người giữ rừng.
Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.
CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.
Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.
CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.
HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.