| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa Nhật J01 sáng chắc trên đồng đất Ba Vì

Thứ Hai 01/06/2020 , 08:41 (GMT+7)

Cái nắng gay gắt giữa tháng 5 không ngăn được sự phấn khởi của người nông dân khi cầm trên tay những bông lúa vàng ươm, nặng trĩu của giống lúa Nhật J01.

Mô hình trình diễn giống lúa J01 tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mô hình trình diễn giống lúa J01 tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ba Vì là huyện nằm về phía tây của Thủ đô Hà Nội, diện tích gieo trồng lúa vụ xuân hàng năm khoảng 6.500ha, cơ cấu chính gồm các giống lúa Thiên ưu 8, TBR225, LTH31… chiếm trên 65% diện tích.

Trên thực tế, người dân nơi đây vẫn còn gieo cấy giống lúa Khang dân 18 tại các xã, thị trấn. Đây là giống lúa được gieo cấy rất lâu trên địa bàn, nay đã dần thoái hóa, năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu ngoại cảnh kém.

Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, khả năng chống chịu sâu bệnh, thích ứng ngoại cảnh tốt, bổ sung vào cơ cấu giống của huyện nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.

Trạm Khuyến nông Ba Vì đã triển khai mô hình trình diễn giống lúa mới năng suất, chất lượng J01 vụ xuân 2020 tại một số xã trên địa bàn huyện.

J01 là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản được Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) độc quyền chọn lọc dòng thuần, sản xuất và kinh doanh trên phạm vi cả nước.

Giống lúa J01 của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giống lúa J01 của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giống lúa J01 có thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 130 – 135 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Chiều cao trung bình từ 100 – 105 cm, dạng hình cây gọn, đẻ nhánh khỏe, bộ lá xanh đậm, góc lá hẹp, cứng cây, chống đổ tốt, chịu rét rất tốt, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh tốt.

Hạt bầu xếp sít, ít rụng, tỉ lệ hạt chắc cao, khối lượng 1.000 hạt từ 27 – 28 gram, năng suất trung bình đạt 70 – 75 tạ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt 80 tạ/ha.

J01 là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp hoặc đất có độ phì khác trở lên, chủ động tưới tiêu.

Qua 15 ha trồng thử nghiệm tại 2 xã Cổ Đô và Phú Sơn cho thấy năng suất lúa vụ xuân 2020 cùng trên đồng đất, thâm canh, giống lúa J01 dự kiến 245 kg/sào, hạch toán chi tiết cho lợi nhuận 967.000đ/sào. Trong khi đó năng suất giống đối chứng Khang dân 18 chỉ đạt 180 kg/sào, lợi nhuận 34.000đ/sào, không đáng kể. 

Bông lúa J01 vàng ươm, hạt sáng, chắc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bông lúa J01 vàng ươm, hạt sáng, chắc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đánh giá cao giống lúa J01, ông Trần Trung Phú, Giám đốc HTX nông nghiệp Yên Mỹ, xã Phú Sơn, nhận định: “Năm nay thời tiết vụ xuân khắc nghiệt nhưng giống J01 vẫn cho năng suất khá, điều đó cho thấy giống lúa này có tiềm năng thích ứng tốt. Thời gian sinh trưởng của J01 không quá dài, không quá ngắn, phù hợp để đưa vào vụ xuân”.

“Năm nay sản xuất vụ xuân rất khó. Do thời tiết âm u, rét nhiều nên các giống lúa nhiễm sâu bệnh rất nặng. Nhưng riêng 6 sào ruộng cấy giống J01, trong vòng 3 – 4 tháng chưa 1 lần tôi phải phun thuốc sâu. Khả năng chống chịu sâu bệnh của J01 rất tốt. Với năng suất trên dưới 70 tạ/ha trong vụ xuân năm nay thì tôi đánh giá đây là giống lúa rất tiềm năng”, ông Phú cho biết.

Người nông dân đánh giá cao giống lúa J01. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người nông dân đánh giá cao giống lúa J01. Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm đầu tiên cấy thử nghiệm 5 sào giống lúa J01, bà Trần Thị Lan (xã Cổ Đô, Ba Vì) nhận xét đây là giống lúa khá dễ chăm, tỉ lệ mắc sâu bệnh thấp hơn các giống lúa khác. Khoảng thời gian lúa trỗ bông lại gặp mấy trận mưa kéo dài nên năng suất của tất cả các giống lúa bị kém hơn, thế nhưng giống J01 vẫn đạt năng suất khá.

“Nếu thời tiết thuận lợi thì giống J01 sẽ cho năng suất rất cao. Những vụ sau chúng tôi sẽ tiếp tục sản xuất giống lúa này”, bà Lan nói.

"Giống lúa J01 có ưu điểm là cứng cây, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như năng suất tốt so với các giống khác. Vụ xuân tới chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện đưa giống lúa này vào cơ cấu của Ba Vì", bà Hoàng Thị Thu, chuyên viên Phòng kinh tế UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.