| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa kém chất lượng hay xảy ra tại Nghệ An: Quản lý kém?!

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:09 (GMT+7)

Từ nhiều năm nay, tại Nghệ An, cứ vào vụ SX lúa xuân hay hè thu là các báo lại đưa tin về một số giống lúa chất lượng kém, tỷ lệ nảy mầm thấp, lúa “dởm” lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Vì sao vậy?

Giống kém chất lượng hay xảy ra tại Nghệ An

Từ nhiều năm nay, tại Nghệ An, cứ vào vụ SX lúa xuân hay hè thu là các báo lại đưa tin về một số giống lúa chất lượng kém, tỷ lệ nảy mầm thấp, lúa “dởm” lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Vì sao vậy?

Trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, hàng loạt HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An kêu cứu về việc giống lúa "Khải phong số 1" có tỷ lệ nảy mầm thấp (chỉ đạt từ 40 đến 60%) vì thế đồng loạt các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành đem trả lại giống lúa này. Sang vụ hè thu 2009, một số HTX tại huyện Diễn Châu, lại xảy ra việc giống lúa Q.ưu 1 nảy mầm kém. Bước sang vụ xuân 2010, các huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn lại kêu cứu về giống lúa lai “Khải phong số 1” không mọc rễ và bị thối trên trưa mạ.

Cũng trong vụ xuân 2010, dân một số huyện như Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn tố giác Công ty CP Nông nghiệp Đại Nam chào bán giống lúa AC5 nguyên chủng "có vấn đề". Thế mà, vụ hè thu 2010, bà con nông dân xã Đồng Thành, Yên Thành vẫn "dính" tiếp 5 ha lúa “AC5 trắng” thực chất là giống lúa AC5 "dởm"...Một thực tế ở Nghệ An là hễ giống lúa nào khẳng định được thương hiệu là lập tức phải đối mặt với vấn nạn bị làm nhái, làm giả... Vì sao tình trạng trên luôn xảy ra ở Nghệ An mà ít xảy ra tại các tỉnh khác? Phải chăng công tác quản lý chất lượng giống của Nghệ An thời gian qua "có vấn đề", cần phải chấn chỉnh?

Chúng tôi đã từng đưa các vấn đề trên ra chất vấn tại một hội nghị thì một vị lãnh đạo Sở NN- PTNT Nghệ An đã "đá" quả bóng trách nhiệm này sang cơ quan khảo kiệm nghiệm giống với lý do: Hàng năm khi đoàn kiểm tra chất lượng giống của Sở làm việc với các đơn với SXKD giống mà họ nhập khẩu, cung ứng cho nông dân thì các giống lúa trên đều có đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng nên đoàn kiểm tra không có cơ sở để xử lý... (!?)
Trở lại giống lúa thuần AC5 của Công ty TNHH Vĩnh Hoà SX tại Yên Thành. Giống lúa AC5 được đơn vị này mua bản quyền của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; họ bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của khảo nghiệm mới được công nhận giống lúa quốc gia. Thế nhưng, khi giống AC5 được đông đảo bà con nông dân tin dùng, thì ngay lập tức đã bị kẻ khác làm nhái, làm giả. Ông Phan Văn Hoà cho biết: "Để có giống lúa nguyên chủng cung ứng cho nông dân SX giống lúa xác nhận, mỗi năm Công ty TNHH Vĩnh Hoà chỉ được Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cung cấp vỏn vẹn 1.000 kg lúa siêu nguyên chủng... Thế mà không hiểu sao vẫn có một đơn vị SX giống lúa thuần cấp tỉnh mỗi năm vẫn cung ứng cho bà con nông dân từ 400 - 500 tấn giống lúa thuần AC5 "nguyên chủng", không biết họ lấy nguồn giống “siêu nguyên chủng” ở đâu ra mà SX ra được nhiều giống lúa "nguyên chủng" đến thế (?!).

Nói thêm về giống lúa lai "Khải phong số 1" được bán tại địa bàn Nghệ An trong mấy năm qua. Dư luận vẫn chưa hết băn khoăn là vì sao cùng 1 tên giống nhưng sau mấy vụ gieo cấy, bà con nông dân đã chỉ ra nhiều đặc điểm tính trạng khác nhau như: Thứ nhất, gốc cây mạ một loại màu hơi phớt tím, một loại màu trắng. Thứ 2, một bên góc lá đòng đứng che bông, một bên góc lá đòng ngả khoe bông. Thứ 3, độ cao thấp của 2 hai bên chênh nhau. Thứ 4, một bên hạt thóc mủi, dễ rụng, còn bên kia thì ngược lại. Thứ 5, thời gian sinh trưởng 2 bên khác nhau... Những điều kể trên, bằng mắt thường người nông dân đều biết. Thế mà các cơ quan chức năng không hiểu vì sao lại bỏ qua (!?).

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.