| Hotline: 0983.970.780

Giống bưởi vỏ đỏ như son, Tết bán đắt hơn tôm tươi

Thứ Năm 14/12/2023 , 10:22 (GMT+7)

Khi chúng tôi tổ chức trưng bày loại bưởi đỏ bánh men này, nhiều người còn tưởng chúng được quét sơn hay bôi son vào chứ không biết đó là màu tự nhiên.

Những biệt thự giữa các vườn bưởi

Khi sử dụng túi bao quả, màu của loại bưởi này rất đỏ và đẹp nhưng nếu không bao quả, thì màu nhờ nhờ, dù cùng trên một cành, một cây. Anh Trần Văn Nam - Trưởng phòng Trồng trọt (Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội) nói với tôi như thế. Anh cũng thông tin rằng ngày 10/10 vừa qua, Cục Trồng trọt đã quyết định công nhận đặc cách 4 giống bưởi đặc sản của Hà Nội trong đó có bưởi đỏ bánh men, tức bưởi đỏ Đông Cao của xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Còn GS.TS Vũ Mạnh Hải- chuyên gia về cây ăn quả, giám khảo hội thi bưởi lần thứ hai của TP Hà Nội thì ấn tượng về quả bưởi đỏ bánh men ngoài vỏ bóng, màu đẹp, còn thơm ngát. Ít loại bưởi đỏ nào trên toàn cõi Việt Nam có thể sánh được với nó cả về hình dáng, màu sắc và mùi hương: “Cứ Tết đến tôi lại có thói quen bày bưởi đỏ bánh men lên bàn thờ, rất đẹp. Tối mà đóng cửa lại, sáng hôm sau ngủ dậy sẽ cảm nhận được mùi thơm rất đặc trưng của nó”.

Cây bưởi đỏ tổ của nhà ông Phương. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cây bưởi đỏ tổ của nhà ông Phương. Ảnh: Dương Đình Tường.

Điều bất ngờ khi chúng tôi đến thôn Đông Cao là có rất nhiều biệt thự nằm giữa những vườn bưởi rộng bao quanh. Một cảnh nông thôn đáng ước mơ của không chỉ với người ở quê mà còn nhiều người thành thị cũng không có được. Dưới tiết trời đông, lá bưởi xanh ngằn ngặt càng tôn thêm sắc bưởi đỏ như son của một thứ quả độc đáo có một không hai ở đất Hà thành. Hiện ở Đông Cao đang có khoảng vài ha bưởi đỏ bánh men nằm rải rác trong các nhà vườn.

Ông Lương Văn Phương- Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX bưởi đỏ thôn Đông Cao vồn vã, tay bắt, mặt mừng khi được gặp lại những người quen xa cách lâu ngày là các nhà khoa học và các cán bộ của Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội. Dẫn chúng tôi qua khoảng sân rộng để vào khu vườn bao quanh nhà, ông trân trọng chỉ vào một gốc bưởi đang đeo những quả đỏ thắm như những chiếc lồng đèn và giải thích:

Đây là cây bưởi tổ của gia đình, do chính tay bố tôi là ông Lương Văn Vi trồng năm 1967, hơn tôi 2 tuổi và giờ là cây bưởi bánh men cao tuổi nhất làng. Các cụ kể lại rằng bưởi đỏ bánh men nguồn gốc có từ xưa ở trong làng. Năm 1974 gia đình tôi bán nhưng để sót lại vài quả, đến tháng 10 âm trở đi nó từ màu vàng cứ đỏ dần, chính từ đó mà dân Đông Cao mới biết là bưởi có màu đỏ chứ trước đó chỉ bán tháng 8 âm là hết bởi đây là giống bưởi chín sớm, ăn có vị chua rôn rốt, tương tự như bưởi da xanh. Từ đó dân làng ngoài bứt ăn tươi vào tháng 8 âm còn để lại một phần phục vụ bán Tết, cho nhu cầu bưởi tâm linh bày lên bàn thờ.

Nếu bao quả thì màu đỏ của bưởi sẽ đậm hơn hẳn. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nếu bao quả thì màu đỏ của bưởi sẽ đậm hơn hẳn. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cùng vào HTX để bảo tồn, phát triển bưởi đỏ

HTX bưởi đỏ thôn Đông Cao được thành lập cuối năm 2018 với nhiệm vụ bảo tồn, phát triển bưởi đỏ Đông Cao cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Tài nguyên Thực vật và Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội. Đơn vị hiện có 20 thành viên, mỗi năm kết nạp thêm 2-3 thành viên nữa để cùng sản xuất theo một quy trình chuẩn, cùng tạo dựng thương hiệu cho nhiều người tiêu dùng biết đến giống đặc sản quý hiếm này. Chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Tráng Việt - huyện Mê Linh cũng từ đó mà thành hình.

Hiện trong vườn của ông Phương có gần 30 gốc bưởi đỏ bánh men có tuổi đời cỡ 40 năm, còn các gốc nhỏ ở ngoài trang trại có tổng diện tích 3 ha, trong đó 1 ha vài năm tuổi đã cho thu hoạch vụ đầu. Dịp Tết giá bán tại chỗ đã 75-80.000đ/quả nên khu vườn quanh nhà rộng hơn 1.000m2 chỉ có ít gốc bưởi đỏ của ông đã thu được trên 100 triệu, còn diện tích 1 ha ngoài trang trại, sau khi đi vào ổn định, năm thứ 6, 7 dự kiến sẽ thu được từ 1,3-1,5 tỉ đồng.

Những quả bưởi đỏ như gấc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những quả bưởi đỏ như gấc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Theo ông Phương để giữ được màu sắc, hình dáng đẹp của quả bưởi đặc sản, phải rất cầu kỳ trong chăm sóc. Sau khi thu hoạch quả, cần vệ sinh cành lá, cuốc khơi gốc theo vành tán sau đó dùng phân hữu cơ bón. Sau khi cây đã hình thành quả, hết hiện tượng rụng trái sinh lý thì bón phân đợt hai. Nếu phát hiện ra bệnh thì xử lý bằng thuốc BVTV sinh học để vừa an toàn cho sức khỏe con người vừa bảo vệ môi trường.

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch chủ vườn sẽ tiến hành bao trái, hàng tháng đều phải mở ra, kiểm tra, nếu có hiện tượng bệnh thì xử lý ngay để giữ mẫu mã sao cho thật bắt mắt. Nếu chăm sóc bưởi đỏ dành cho mục đích ăn vào tháng 8 âm thì chủ vườn bón nhiều kali để tăng độ ngọt. Nếu chăm sóc bưởi đỏ dành cho mục đích tâm linh bán vào dịp Tết thì chủ vườn tăng cường bón phân hữu cơ và bổ sung các chất giữ cuống quả.

Rời vườn nhà ông Phương, chúng tôi đến vườn nhà ông Nguyễn Văn Thú cũng đẹp và thuyết phục không kém. Trên tổng diện tích 1.500m2 ông trồng 45 gốc bưởi đỏ bánh men và 60 gốc bưởi Diễn, gốc già đã 40 năm, gốc trung bình đã 25 năm nên chất lượng quả của chúng rất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tháng 8 âm ông bán bưởi đỏ ăn với giá 20.000đ/quả, dịp Tết ông bán bưởi đỏ thờ với giá 60-70.000đ/quả. Năm nào giá bưởi đắt ông thu được trên 200 triệu, năm nào giá bưởi rẻ ông thu được hơn 100 triệu, trong đó khoảng 2/3 là lãi.

Ông Thú bên gốc bưởi đỏ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Thú bên gốc bưởi đỏ. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Bưởi đỏ nếu để đến Tết chỉ khoảng 50% quả còn treo trên cây nhưng nếu cuống dính vào quả thì 100.000đ/quả mà khách còn tranh nhau mua. Trước chúng tôi phải mang xuống chợ Bắc Qua dưới nội thành Hà Nội để bán nhưng giờ người ta tìm đến tận vườn, bao nhiêu lấy hết bấy nhiêu bởi chỉ có làng Đông Cao, xã Tráng Việt chúng tôi mới có loại bưởi này mà thôi”. Ông Thú tự hào giới thiệu.

Còn bà Hoàng Thị Hòa- Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội thì cho biết thành phố đang khuyến cáo, nhân rộng giống bưởi đỏ bánh men ở thôn Đông Cao, xã Tráng Việt. Dù chủ yếu nó chỉ để phục vụ cho tâm linh, thắp hương vào dịp Tết nhưng nhờ có màu sắc đẹp, độc đáo, mùi hương thơm  nên giá bán trung bình 70-100.000đ/quả, tạo ra giá trị kinh tế rất cao.

Hiện nay, cả xã Tráng Việt có 40 hộ trồng bưởi đỏ với khoảng 1.800 cây, tập trung chủ yếu ở thôn Đông Cao. Lúc còn non quả bưởi có màu xanh, khi về già chuyển dần sang màu vàng, để thật chín thì chuyển sang màu đỏ như gấc. Theo kinh nghiệm của các chủ vườn, năm nào thời tiết ấm bưởi chín sớm hơn, số quả thu hoạch dịp Tết Nguyên đán thấp hơn so với các năm trước.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.