| Hotline: 0983.970.780

Giao cho dân toàn bộ rừng Trạm Tấu

Thứ Năm 08/11/2018 , 09:22 (GMT+7)

Nằm ở phía tây tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào, mỗi khi mùa khô tới rừng huyện Trạm Tấu trở nên xác xơ, rất khó bảo vệ trước nạn cháy rừng. Để giữ rừng, toàn bộ diện tích đều được giao cho dân. Nhờ đó mà mấy năm nay rừng được bảo vệ tốt hơn…

Hướng dẫn người dân trồng rừng

Trạm Tấu, nơi ngọn nguồn của các dòng suối lớn: Suối Thia, Nậm Đông, suối Xuân, Nậm Tộc… nguồn sinh thủy cung cấp nước cho nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ nằm dọc các dòng suối và cánh đồng Mường Lò rộng hơn 3.000ha. Theo thống kê, huyện Trạm Tấu có gần 40.000ha rừng, trong đó có 31.834,7ha rừng tự nhiên, 7.721,7ha rừng trồng phòng hộ.

Do tập quán canh tác và nạn phát rừng làm nương rẫy từ nhiều năm nay Trạm Tấu được mệnh danh là "chảo lửa cháy rừng" của tỉnh Yên Bái. Nhiều năm trước đây, không năm nào ở huyện vùng cao này không xảy ra cháy rừng, có năm gần trăm vụ, năm ít cũng trên chục vụ, hàng trăm ha rừng bị thiêu trụi. Tất cả những vụ cháy rừng ở Trạm Tấu đều xuất phát từ việc đốt nương rẫy, đốt lửa sưởi, săn bắt thú rừng…

Ba năm trở lại đây rừng Trạm Tấu được bảo vệ tốt hơn, mùa khô 2016 - 2017 không xảy ra vụ cháy rừng nào, mặc dù đầu năm 2016 mưa tuyết và băng giá, khiến thảm thực vật bị khô xác nguy cháy rừng rất cao. Cuối mùa khô 2017 - 2018 chỉ xảy ra 1 trận cháy rừng, thiệt hại 1,2ha rừng mới trồng.

Tổng diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu được giao là 33.664,6ha, trong đó có 23.278,2ha rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất 2.018,2ha, rừng trồng phòng hộ 7.721,7ha. Toàn bộ diện tích rừng đó được giao cho 5.117 hộ gia đình ở 64 nhóm hộ của 13 xã và thị trấn.

Hết tháng 10/2018 Ban QLRPH đã giao khoán cho người dân chăm sóc, phát dọn 935ha rừng trồng từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, trồng mới 320ha, trong đó có 200ha sơn tra trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2018.

Bước vào mùa khô năm nay, từ đầu tháng 9, Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu phối hợp với Ban QLRPH đã tổ chức ký cam kết BVR tới từng hộ dân, các hộ đều ký vào bản cam kết với trưởng thôn bản, nếu hộ nào để xảy ra cháy rừng thì hộ đó phải nộp phạt cho dân bản tùy theo mức độ rừng bị cháy và buộc phải trồng lại rừng, bởi hầu hết diện tích rừng đã được giao khoán cho từng hộ, nhóm hộ. Lợi ích của các hộ nhận khoán BVR tùy thuộc vào chất lượng rừng. Do đó, các hộ tự giám sát lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

Đối với chính quyền địa phương, lãnh đạo các xã ký cam kết với chủ tịch huyện về: Phòng chống chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, chống tái trồng cây thuốc phiện, không để người của các địa phương khác xâm canh, xâm cư, thống kê các nương rẫy của từng thôn bản, tổ chức đốt nương có kiểm soát…

Huyện Trạm Tấu ban hành quy định: Nếu xã nào để xảy ra cháy rừng thì lãnh đạo xã đó tự nhận hình thức kỷ luật, không thể nhận trách nhiệm chung chung cuối cùng chẳng ai chịu trách nhiệm.

Ông Đào Công Trình - GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu khẳng định, những năm gần đây rừng được bảo vệ tốt hơn là do đã giao cho các hộ dân và các nhóm hộ quản lý. Việc chi trả tiền bảo vệ và tiền dịch vụ môi trường rừng kịp thời, công khai minh bạch, đã khiến người dân coi rừng là tài sản của mình…

 

Xem thêm
Phân cấp giám sát dịch bệnh tổ yến: Bước then chốt thúc đẩy xuất khẩu

Việc giao quyền chủ động giám sát cho địa phương, theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, giúp tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả quản lý và gỡ điểm nghẽn lớn cho doanh nghiệp.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.