| Hotline: 0983.970.780

Giảm rủi ro nhờ tiêm vacxin phòng 6 bệnh cho gà 1 ngày tuổi

Thứ Ba 01/08/2023 , 16:33 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Việc tiêm vacxin phòng 6 bệnh cho gà 1 ngày tuổi giúp hạn chế bệnh nguy hiểm, giảm chi phí trong việc sử dụng thuốc kháng sinh cho người chăn nuôi.

Việc chăn nuôi gà quan trọng ở khâu phòng, chống dịch bệnh và tiêu thụ. Ảnh: Đinh Mười.

Việc chăn nuôi gà quan trọng ở khâu phòng, chống dịch bệnh và tiêu thụ. Ảnh: Đinh Mười.

Chăn nuôi gà thời gian qua gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam phải đầu tư rất nhiều mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên các mặt trận. Một trong những yếu tố quyết định đó là chuỗi chăn nuôi khép kín, cung ứng từ đầu ra đến quy trình chăn nuôi và cả khâu tiêu thụ.

Tại Hải Phòng, Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ (Công ty Lượng Huệ) đang được xem là doanh nghiệp cung ứng và tiêu thụ gà tốp đầu trong nhiều năm, đã từng giúp các hộ nông dân thoát nghèo với những cách làm và lối đi riêng, trogn đó quan trọng nhất là phòng chống dịch bệnh cho gà giống.

Hiện nay, Công ty Lượng Huệ đang áp dựng chương trình tiêm 4 và 6 bệnh trên giống gà 1 ngày tuổi, việc này đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Hoa, trú tại xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, một hộ liên kết chăn nuôi gà với Công ty Lượng Huệ cho hay, trước kia chăn nuôi nhỏ lẻ thường bỏ ngỏ việc tiêm vacxin nên việc chăn nuôi hay trục trặc, giờ làm ăn với doanh nghiệp mới biết vaxin có tác dụng như thế nào.

Một trang trại nuôi gà liên kết với Công ty Lượng Huệ tại Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Một trang trại nuôi gà liên kết với Công ty Lượng Huệ tại Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Ví dụ như trước đây, tỷ lệ gà bị thiệt hạ từ lúc nuôi cho đến lúc bán khoảng 7 - 7,5%, nay khi chăn nuôi bài bản theo quy trình hướng dẫn của của doanh nghiệp tỷ lệ rủi ro giảm hẳn.

Khi liên kết với Công ty Lượng Huệ, quy trình chăn nuôi kỹ thuật và thời gian chăn nuôi, con giống, tiêm vắc xin được thực hiện chặt chẽ, môi trường chăn nuôi được đảm bảo, việc chăn nuôi suôn sẻ, có lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Quý, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Lượng Huệ chia sẻ, trong quản lý dịch bệnh, cCông ty có những quy định riêng với các trang trại liên kết, các trang trại vệ tinh của công ty. Ngoài các yêu cầu của cơ quan nhà nước, ví dụ như các chứng chỉ, chăn nuôi nuôi an toàn sinh học, VietGAHP,…

Công ty Lượng Huệ đang là đơn vị tiên phong trong các doanh nghiệp Việt Nam tiêm vacxin 6 trong 1 cho đàn gà giống khi cung cấp cho đối tác. Với chương trình tiêm vacxin này, thứ nhất sẽ đảm bảo được bệnh nguy hiểm trên các đàn gà, ví dụ như bệnh cúm gia cầm, có thể gây chết hàng loạt, gây thiệt hại thất thường cho người chăn nuôi trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, sẽ giúp làm giảm công làm vacxin cho khách hàng và bà con chăn nuôi, hạn chế tối đa dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn gà nếu chăn nuôi thông thường, hạn chế lây lan dịch bệnh bất thường cho cộng đồng chăn nuôi.

Tiêm vacxin 6 trong 1 cho gà 1 ngày tuổi. Ảnh: Đoàn Dũng.

Tiêm vacxin 6 trong 1 cho gà 1 ngày tuổi. Ảnh: Đoàn Dũng.

Với số lượng 100.000 đến 120.000 gà trong một phiên giao dịch của Lượng Huệ đều đã tiêm vacxin, sẽ giúp ổn định cho công tác quản lý dịch bệnh của địa phương. Việc tiêm vacxin như thế này đã làm giảm được chi phí cho trong việc sử dụng vacxin cho bà con chăn nuôi.

“Khi khách hàng đã bắt gà giống của chúng tôi đã được tiêm 4 bệnh và 6 bệnh. Sau khi được tiêm, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ dưới 1.000 con có thể không cần tiêm vacxin nữa. Còn với các trang trại, nếu mua con giống đã tiêm vacxin 6 trong 1 có thể giảm thiểu được các rủi ro trong chăm sóc đàn gà”, ông Quý cho hay.

Được biết, trong chăn nuôi, ngoài việc đã xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi gà ông bà, bố mẹ, nuôi gà thịt cho đến dây chuyển giết mổ, nhà máy chế biến hiện đại, Công ty Lượng Huệ còn có nhà máy sản xuất thức ăn, có quy trình chăn nuôi kỹ thuật cao. Người chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn mà Công ty và đối tác thu mua sản phẩm gà sạch đề ra sẽ được thu mua theo giá cố định, không phụ thuộc vào giá cả thị trường.

Gà giống được Công ty Lượng Huệ tiêm vacxin phòng bệnh cẩn thận rồi mới xuất bán cho khách hàng. Ảnh: Đoàn Dũng.

Gà giống được Công ty Lượng Huệ tiêm vacxin phòng bệnh cẩn thận rồi mới xuất bán cho khách hàng. Ảnh: Đoàn Dũng.

Trong chuỗi liên kết từ sản xuất đến bao tiêu đầu ra sản phẩm của Công ty Lượng Huệ, ngoài việc chăn nuôi theo quy trình chuẩn, chất lượng gà đảm bảo thì nhà máy giết mổ và chế biến Ogari là mắt xích rất quan trọng. Sau khi thương hiệu gà Ogari ra đời mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị chăn nuôi khép kín của công ty hoàn thành.

Về giá cả, ngoài việc ký với người dân giá 'chết', đảm bảo ổn định đầu ra cho người chăn nuôi, Công ty Lượng Huệ cũng đã có các hợp đồng với mức giá cố định với các đối tác tiêu thụ sản phẩm. Theo cơ chế thị trường, quá trình thu mua có thể điều chỉnh nhưng không đáng kể, luôn đảm bảo các bên đều có lợi.

Công ty Lượng Huệ hiện tại liên kết với từ 40 - 50 trang trại, trong đó trang trại quy mô thấp nhất khoảng 6.000 con, còn lớn nhất khoảng 30.000 con và chủ yếu ở Hải Phòng. Đối với gà công nghiệp, doanh nghiệp này có liên kết với 1 số công ty nuôi liên doanh tại một số tỉnh, thành khác như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái…

Gà sau khi được thu mua được chế biến thành các sản phẩm đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng nhận HACCP ISO như: gà ri mái rớt trứng truyền thống Ogari, gà trống nhú cựa Ogari, gà trống cúng phục vụ riêng cho lễ tết Ogari, gà ri 3 sạch Ogari và gà ác đặc sản…

Sau đó, gà được cung cấp cho các đối tác, là các bếp ăn, các khu công nghiệp, các siêu thị như Metro, Vinmart, Big C, Aeon, các khu chế xuất… theo các hợp đồng đã được ký kết.

“Công ty sẽ ký với người dân giá ‘chết’ theo phân khúc 95, 120 hoặc 150 ngày, thời gian nuôi lâu sẽ được trả giá cao hơn. Mỗi sản phẩm mình phải tính thời gian để ổn định lãi suất cho người chăn nuôi và lợi ích của doanh nghiệp... Về đầu ra, chúng tôi đang có hơn 300 đối tác liên kết tiêu thụ, đó là các siêu thị, nhà bếp, khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có các siêu thị lớn như: Vinmart, Metro, Big C, Aeon… Chúng tôi ký với các đối tác giá cố định, tất nhiên là có điều chỉnh lên, xuống theo giá thị trường nhưng mức điều chỉnh không đáng kể”, ông Nguyễn Văn Quý, Giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty Lượng Huệ chia sẻ.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.