| Hotline: 0983.970.780

Gần 680 chủ tàu cá cài đặt eCDT VN để truy xuất nguồn gốc thủy sản

Thứ Năm 08/08/2024 , 10:11 (GMT+7)

KIÊN GIANG Hệ thống eCDT VN đã tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội tàu, sản lượng khai thác, giúp ngư dân thuận tiện trong khai báo, bốc dỡ thủy sản tại cảng.

Tăng cường hiệu quả quản lý

Kiên Giang là 1 trong 3 tỉnh tiên phong của cả nước được Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và đơn vị tư vấn dự án Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử thủy sản Việt Nam (eCDT VN) về địa phương để triển khai tập huấn, hướng dẫn ngư dân áp dụng phần mềm eCDT VN vào công tác khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong chống khai thác IUU.

 Ban quản lý Cảng cá tỉnh Kiên Giang được đã đầu tư cơ sở vật chất và bố trí nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân cài đặt, ứng dụng phần mềm eCDT VN để truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Ảnh: Trung Chánh.

 Ban quản lý Cảng cá tỉnh Kiên Giang được đã đầu tư cơ sở vật chất và bố trí nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân cài đặt, ứng dụng phần mềm eCDT VN để truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Ảnh: Trung Chánh.

Cùng với đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kế hoạch triển khai hệ thống eCDT VV, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ nhu cầu sử dụng hệ thống eCDT VNcho chủ tàu cá, thuyền trưởng. Lộ trình thực hiện đến tháng 10/2024 với ngần kinh phí gần 700 triệu đồng.

Việc triển khai hệ thống phần mềm eCDT VN giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý hiệu quả hơn đội tàu, sản lượng cập bến của từng địa phương, ngay cả các tàu đó cập cảng và bốc dỡ tại các cảng thuộc địa phương khác. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân, doanh nghiệp trong việc hiện các quy định pháp luật về chống khai thác IUU.

Thuận tiện cho ngư dân

Kiên Giang là tỉnh có đội tàu cá lớn nhất cả nước, trong đó có trên 3.600 tàu đánh bắt xa bờ, sản lượng khai thác năm 2024 dự kiến đạt khoảng 435.000 tấn. Do đó, số lượng tàu về cảng, bốc dỡ thủy sản sau khai thác khá lớn, nhất là tại 2 cảng cá được Bộ NN-PTNT chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là Tắc Cậu và An Thới.

Cảng cá Tắc Cậu được Bộ NN-PTNT chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác nên có số lượng tàu cập cảng khá lớn, việc triển khai hệ thống eCDT VN giúp công tác quản lý được hiệu quả và thuận tiện cho ngư dân bốc dỡ hàng. Ảnh: Trung Chánh.

Cảng cá Tắc Cậu được Bộ NN-PTNT chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác nên có số lượng tàu cập cảng khá lớn, việc triển khai hệ thống eCDT VN giúp công tác quản lý được hiệu quả và thuận tiện cho ngư dân bốc dỡ hàng. Ảnh: Trung Chánh.

Sau hơn 4 tháng triển khai hệ thống eCDT, tại tỉnh Kiên Giang đã có 679 chủ tàu cá cài đặt tài khoản eCDT VN. Qua thống kê của Chi cục Thủy sản Kiên Giang, đến nay đã có 820 lượt tàu xuất cảng và 232 lượt tàu nhập cảng được khai báo qua hệ thống eCDT VN. Trong đó, tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) có tổng số 620 tàu cá đã cài đặt tài khoản eCDT VN, với 676 lượt tàu khai báo xuất cảng và 162 lượt tàu khai báo cập cảng. Cảng cá An Thới (TP Phú Quốc) có tổng số 77 tàu cá đã cài đặt tài khoản eCDT VN.

Ông Ngô Văn Lâm, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Kiên Giang, cho biết, thời gian qua đơn vị đã cấp 24 giấy biên nhận bốc dỡ thủy sản qua hệ thống eCDT VN, với sản lượng trên 104,5 tấn, cấp 10 giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (SC) qua hệ thống eCDT VN với sản lượng hơn 54 tấn và cấp 1 giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (CC) cho 1 doanh nghiệp với 1,4 tấn sản phẩm sản.

Theo Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang Ngô Văn Lâm, “việc áp dụng phần mềm eCDT VN tạo điều kiện cho tàu cá xuất, nhập cảng nhanh chóng, xác nhận sản lượng, chứng nhận sản lượng cho doanh nghiệp cũng dễ dàng. Đối với Ban Quản lý cảng cá tỉnh, việc áp dụng phần mềm này giúp rút ngắn thời gian xác nhận, chứng nhận và đáp tốt yêu cầu quản lý tàu cá xuất cảng, cập cảng lên cá sau chuyến biển”.

Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, hệ thống eCDT VN sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian để xác nhận chứng nhận, minh bạch, truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu một cách dễ dàng. Khi có yêu cầu của đối tác nhập khẩu, các đoàn thanh tra, kiểm tra nguồn gốc thủy sản thủy sản chế biến xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ cung cấp dễ dàng, không mất nhiều thời gian.

Qua đánh giá, việc triển khai truy xuất nguồn gốc điện tử thủy sản bằng hệ thống phần mềm eCDT VN mang lại nhiều ưu điểm, vừa tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản khai thác, vừa tạo thuận lợi cho ngư dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.