| Hotline: 0983.970.780

Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

Chủ Nhật 15/12/2024 , 07:17 (GMT+7)

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Nhiều HTX, hộ chăn nuôi đã tiến hành tái đàn, phục hồi sản xuất chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nhiều HTX, hộ chăn nuôi đã tiến hành tái đàn, phục hồi sản xuất chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh cũng như nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong đó, ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng cũng chịu ảnh hưởng lớn. Cụ thể, hơn 500.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, trên 7.500ha lúa bị ngập úng... khiến sinh kế của nông dân gặp nhiều khó khăn.

Trước những thiệt hại của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi bị thiệt hại sau bão, lũ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT và các tỉnh vừa bị thiên tai đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 và năm 2025; đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các địa phương, cơ sở sản xuất, cung cấp giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, trang thiết bị, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương miền Bắc, trong đó có tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tích cực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp…

Thời điểm đầu tháng 9, tổng đàn gia súc, gia cầm của TP Đông Triều có 900.000 con. Do bão số 3, lĩnh vực chăn nuôi của địa phương bị thiệt hại là 280.000 con. Bắt tay khắc phục thiệt hại, TP Đông Triều đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, phường hỗ trợ nhân dân kiểm soát chất lượng, nguồn con giống đầu vào phục vụ tái đàn; yêu cầu các hộ nuôi kê khai sản xuất với cán bộ thú y để làm căn cứ tổng hợp số liệu xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn vacxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.

Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố ước đạt trên 1.370.000 con, trong đó đàn trâu, bò 2.700 con; đàn lợn 50.600 con. Riêng đàn gia cầm tăng mạnh sau gần 3 tháng khôi phục sản xuất so với trước bão.

Bà Hoàng Thị Xinh, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Đông Triều cho biết, hóa chất khử trùng tiêu độc đã được cơ quan chuyên môn của TP Đông Triều thực hiện cấp phát đầy đủ cho các hộ dân để thường xuyên tăng cường phun khử khuẩn tại chuồng trại, vệ sinh môi trường.

Cán bộ thú y cơ sở của Quảng Ninh tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ thú y cơ sở của Quảng Ninh tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tại các địa phương chịu thiệt hại do bão số 3, ngành nông nghiệp thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện những mầm bệnh hoặc dịch bệnh, tránh tuyệt đối việc vứt xác gia súc, gia cầm hoặc thủy sản chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, gây lây lan dịch ra diện rộng.

Cùng với đó, việc tái đàn gia súc, gia cầm phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn, dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, nhập giống vật nuôi chất lượng đảm bảo rõ nguồn gốc, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để đảm bảo gia súc, gia cầm phát triển tốt. Nhờ đó, người chăn nuôi đã thực hiện tốt chu kỳ chăn nuôi vật nuôi ngắn ngày phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết, Chi cục đã phân công cán bộ đến các địa phương bị ảnh hưởng do bão số 3 phối hợp với thú y cơ sở đến tận các cơ sở, hộ chăn nuôi hướng dẫn bà con khắc phục, cải tạo lại chuồng trại và môi trường chăn nuôi, nhất là khử trùng tiêu độc, dọn dẹp, khử trùng, rắc vôi bột; kiểm tra, kiểm đếm thiệt hại cũng như tình trạng sức khỏe của gia súc, gia cầm để hỗ trợ, tăng sức đề kháng cũng như tiêm vacxin phòng bệnh.

Đơn vị cũng hướng dẫn các địa phương căn cứ theo Hướng dẫn số 2160/SNNPTNT-STC (ngày 6/7/2017) của liên Sở NN-PTNT, Sở Tài chính về hướng dẫn một số nội dung hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh, cập nhật nhanh chóng để bà con hoàn thiện thủ tục, nhanh chóng được hỗ trợ thiệt hại sau bão để có điều kiện tái đàn.

Xem thêm
Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất